Chuyên gia chia sẻ cách chọn ghế bành 

Lan Anh
Để chọn được chiếc ghế bành phù hợp với nhu cầu và diện tích của từng ngôi nhà là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là cách mà các chuyên gia chỉ bạn chọn ra một chiếc ghế bành ưng ý nhất.

Đôi khi trong cuộc sống, bạn dành quá nhiều thời gian cho những chi tiết phức tạp của ngôi nhà mà quên mất một điều khá là quan trọng đó là lựa chọn những chiếc ghế bành sao cho phù hợp với không gian phòng khách hoặc tạo nên một điểm nhấn táo bạo làm sáng một góc buồn tẻ - một chiếc ghế bành là một món đồ nội thất rất linh hoạt có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong nhà.

1. Ghế bành là gì?

Ghế bành tiếng anh là Armchair, là loại ghế ngồi nhỏ gọn dành cho một người ngồi, gồm phần tựa lưng và tay vịn hai bên, ghế thường được bọc đệm êm ái. Đây là chiếc ghế đa năng thường được đặt trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng đọc sách.

ghe-banh-la-gi-1642562795.jpg

Ghế bành đóng góp một yếu tố thẩm mỹ không hề nhỏ cho không gian

Ngày nay, ghế bành không chỉ để ngồi mà đã dần phát triển thành một món đồ nội thất có thể dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp một yếu tố thẩm mỹ không hề nhỏ cho không gian, điều này còn thể hiện nên phong cách và cá tính của gia chủ.

2. Lợi ích khi sử dụng ghế bành

Một khi bạn nhắc đến ghế bành thì người ta thường nói đến các lợi ích của nó khi sử dụng, ứng dụng của ghế bành trong đời sống là rất cần thiết. Hãy xem chiếc ghế này có công dụng gì để quyết định bạn có nên mua chiếc ghế này không nhé.

loi-ich-su-dung-ghe-banh-1642562795.jpg
Ghế bành có nhiều kiểu dáng đặc biệt

Dùng ghế bành để trang trí

Ghế bành là một trong những chiếc ghế xứng đáng trở thành điểm nhấn trang trí trong căn phòng hoặc không gian bày trí. Đặc biệt là những mẫu mã ghế bành được thiết kế tinh tế kiểu hoàng gia lại càng đẹp hơn. Ghế bành có nhiều kiểu dáng đặc biệt với nhiều chi tiết được thiết kế rất đáng yêu.

Chưa hết, nếu chúng được sơn mạ vàng kết hợp với lớp da bọc ghế thì chắc chắn vẻ đẹp của chiếc ghế bành ngày một tăng lên. Đây chính là lý do vì sao nhiều không gian đẹp, sang trọng trong nhà là nơi luôn được gia chủ lựa chọn có sự xuất hiện của ghế bành bên cạnh nhiều mẫu ghế sofa khác.

Ngồi trên ghế bành nghỉ ngơi và thư giãn

Với phần tựa lưng cao, hỗ trợ tốt cho phần sau đầu và cổ của người sử dụng nên người dùng cảm thấy thực sự thoải mái khi ngồi trên chiếc ghế này. Các sợi cơ được thả lỏng đỡ chống lại sự chèn ép của các dây thần kinh khiến cơ thể đau nhức. Vì lý do này, đại đa số ghế tựa đều có tựa lưng cao như vậy. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc ghế sofa để thư giãn thì ghế bành và ghế sofa thư giãn là một đề xuất tuyệt vời dành cho tất cả mọi người.

Đọc sách trên ghế bành

Thiết kế của ghế cho phép người sử dụng chiếc ghế này có thể đọc sách hiệu quả. Tận hưởng cảm giác thư giãn bằng cách vừa đọc sách vừa nhâm nhi một tách trà hoặc cà phê. Tất nhiên, còn rất nhiều mẫu ghế khác phục vụ cho mục đích này mọi người có thể tham khảo và lựa chọn chiếc ghế phù hợp với mình để sử dụng.

3. Chọn kích thước ghế bành tiêu chuẩn

Ghế bành có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, vì vậy rất khó khăn để tìm ra kích thước tiêu chuẩn phù hợp cho loại ghế này. Hầu hết những chiếc ghế bành đều là ghế đơn nên sẽ không quá chiếm diện tích phòng. Ngoài ra nếu khách hàng muốn thay đổi kích thước có thể sử dụng dịch vụ đóng sofa theo yêu cầu. Thông qua dịch vụ này, chúng ta có thể thoải mái thay đổi kích thước, chất liệu và điều chỉnh một số chi tiết của ghế. Làm thế nào để tạo một mẫu ghế bành đáp ứng được sở thích và ngân sách của bạn.

kich-thuoc-tieu-chuan-ghe-banh-1642562795.jpg
Ghế bành có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

4. Đặt ghế bành ở vị trí nào trong nhà?

Tùy theo nhu cầu của gia chủ mà ghế bành có thể được đặt ở phòng khách, phòng ngủ hay phòng đọc sách. Mỗi căn phòng sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng về vẻ đẹp thẩm mỹ. Với những mẫu ghế bành để đọc sách, ghế bành trong phòng ngủ có thể không quá xinh xắn nhưng khi sử dụng phải đề cao sự thoải mái. Không giống như những chiếc ghế được đặt bên trong phòng ngủ hoặc phòng đọc sách, ghế bành nếu đặt bên ngoài phòng khách cần có sự tinh tế về vẻ đẹp và tính thẩm mỹ. Vì vậy, gia chủ cần cân nhắc và lựa chọn mẫu ghế phù hợp với túi tiền của mình.

5. Cách kiểm tra chất lượng ghế bành

Một chiếc ghế bành là một khoản đầu tư, vì vậy điều quan trọng là phải chọn một thiết kế phù hợp với phong cách của gia chủ. Dưới đây là cách mà các chuyên gia kiểm tra chất lượng một chiếc ghế bành:
- Ghế bành khung gỗ là loại phổ biến nhất, nhưng tùy loại gỗ sẽ có chất lượng rất khác nhau. Ghế bành khung thép sẽ chắc chắn hơn và có thể chịu được mọi sức ép khi sử dụng.
- Bạn phải hỏi các nhà bán lẻ về vật liệu của chiếc ghế bành họ đang bán. Các loại vải bọc ghế có được kiểm tra về độ bền không? Vì vật liệu chất lượng sẽ bền hơn, dễ bảo trì hơn, không bị giãn và chảy xệ theo thời gian.
- Nếu bạn đang chọn một chiếc ghế bành bằng da, hãy hỏi xem nó có được làm từ da nguyên tấm, bền không thay vì da 'tách lớp' mỏng hơn.
- Ghế bành có khả năng đàn hồi cao khi sử dụng chất liệu bọt nhớ thay vì đệm thông thường, trong khi việc bổ sung cấu trúc lò xo giúp hỗ trợ lâu dài trong quá trình ngồi. Các lớp phủ lông vũ mềm mại mang lại cảm giác thoải mái hơn và tạo cảm giác thư thái.

Bọt nhớ có lẽ là loại bọt ít được biết đến nhất trong vật liệu làm đệm ghế. Bọt nhớ là một loại bọt phản ứng chậm hơn (có nghĩa là cần mất một thời gian để trở lại vị trí bình thường của nó). Điều đó có lợi thế là sẽ không gây bất kỳ áp lực nào cho cơ thể. Bọt nhớ có lẽ là vật liệu làm giảm áp lực tốt nhất, ngày càng được sử dụng nhiều trong thiết kế đệm ghế.

6. Giá ghế bành

Như đã nói ở trên, giá có thể thay đổi tùy theo kích thước, mẫu mã, độ phức tạp của ghế. Chưa kể chất liệu bọc của ghế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành. Vì vậy, gia chủ nên tham khảo nhiều mẫu trước khi đưa ra quyết định cho riêng mình.

gia-ghe-banh-1642562795.jpg
Giá ghế bành dao động từ 4-8 triệu đồng/ghế

Giá ghế bành dao động từ 4-8 triệu đồng/ghế. Đây là mức giá không quá cao so với các mẫu ghế sofa khác, bạn có thể thoải mái lựa chọn mẫu phù hợp nhất. Bạn nên tham khảo nhiều đơn vị khác nhau để tìm được mức giá cạnh tranh.

Giá ghế bành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Ghế càng lớn giá càng cao và ngược lại.
- Về chất liệu da ghế thì giá cao nhất là da thật, sau đó là da công nghiệp. Mức giá thấp hơn là ghế bọc vải hoặc nỉ.
- Tùy thuộc vào từng chi tiết của ghế mà giá có thể thấp nếu đơn giản và hiện đại, và giá cao nếu được làm kỹ càng thật chi tiết hoặc mang phong cách hoàng gia.
- Tùy theo địa chỉ bán mà giá cả có thể lên hoặc xuống do quá trình cạnh tranh.

7. Một số chất liệu làm ghế bành phổ biến

Ghế bành vải tổng hợp

Vải sợi tổng hợp đa dạng màu sắc nên khi lựa chọn bọc ghế thường được khách hàng ưa chuộng.

ghe-banh-vai-tong-hop-1642562795.jpg
Ghế bành vải tổng hợp

Ưu điểm: Vải tổng hợp là loại vải khá nhẹ, có độ bền cao, co giãn tốt và đặc biệt là không dễ bị ẩm mốc giúp ghế bành giữ được độ bền đẹp theo thời gian.
Nhược điểm: Nhược điểm của ghế bành sợi tổng hợp là thấm hút kém nên khó thoát hơi. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi đúng vị trí thì nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm.

Ghế bành chất liệu vải nhung

Vải nhung cũng là chất liệu phổ biến trong các thiết kế ghế bành vì nó mang đến sự sang trọng và đẳng cấp.

ghe-banh-vai-nhung-1642562795.jpg
Ghế bành vải nhung

Ưu điểm: Chất liệu vải nhung rất mềm mại, thấm hút tốt nên khi ngồi tạo cảm giác thoải mái, không bị bí hơi. Ngoài ra, những chiếc ghế bành bọc nhung sẽ mang đến không gian sang trọng và lịch lãm hơn.
Nhược điểm: Vải nhung dễ bám bụi bẩn hơn các loại vải khác nên khi sử dụng bạn cần chú ý vệ sinh hơn.

Ghế bành chất liệu da

Những chiếc ghế bành bọc da luôn là sự lựa chọn hàng đầu giúp bạn thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng trong không gian ngôi nhà của mình.

ghe-banh-da-1642562795.jpg
Ghế bành da

Ưu điểm: Da được coi là bền nhất trong tất cả các chất liệu. Chiếc ghế bành bọc da sẽ sáng bóng theo thời gian. Ngoài ra, chất liệu da không thấm nước nên việc vệ sinh và bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhược điểm: Có nhiều ưu điểm vượt trội từ tính thẩm mỹ đến chất liệu, giá ghế da bọc nỉ tương đối cao.

Nam Linh