Wabi sabi – Triết lý của Nhật Bản về vẻ đẹp của sự bất toàn
Wabi sabi là một triết lý có nguồn gốc từ đất nước hoa anh đào. Nếu đặt chân đến Nhật Bản, bạn có thể nhận thấy wabi sabi ẩn mình ở khắp mọi nơi: vết nứt trên ấm trà, chiếc tách cũ sứt mẻ, rêu xanh trên đá, giọt sương đọng trên lá hay hình ảnh phản chiếu của mặt trăng tròn vành vạnh trên hồ.
Người ta thường định nghĩa wabi sabi là vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo. Nhưng đó lại là lời giải thích quá đơn giản cho một khái niệm có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa Nhật Bản. Thuật ngữ wabi sabi bao gồm hai ký tự kanji. Sabi (寂) được cho là có từ thế kỷ thứ tám, được sử dụng để chỉ sự hoang tàn, quạnh hiu trong thơ ca. Từ thế kỷ 12, thuật ngữ này đã phát triển và đề cập đến việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thứ đã tàn lụi, khô héo hoặc những trang cũ kỹ của một cuốn sách cổ. Sabi cũng có thể mang nghĩa “cũ và thanh lịch” hoặc “phai màu”, đem đến ấn tượng không thể gọi thành tên về sự yên bình.
Thuật ngữ wabi (侘) chỉ xuất hiện vào thế kỷ 15 để chỉ bầu không khí trang trọng và các đồ vật được sử dụng trong nghi lễ trà đạo. Định nghĩa về wabi có thể bắt nguồn từ sự cô đơn, u uất, coi trọng một cuộc sống thanh bình, tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của chốn đô thị.
Hai thuật ngữ kết hợp với nhau một cách hài hòa, tạo ra một khái niệm bao quát hơn về vẻ đẹp của những thứ vô thường, không hoàn hảo, chú trọng đến sự giản đơn và chân thực trong mọi thứ, đi ngược lại với quan niệm của phương Tây cổ điển luôn chạy theo những thứ hoàn hảo và hào nhoáng.
Một ví dụ tuyệt vời của wabi sabi trong sáng tạo là nghệ thuật kintsugi, nơi những đồ gốm sứ bị vỡ được hàn gắn lại bằng đường sơn mài dát vàng như một cách để thể hiện vẻ đẹp của sự thiếu hoàn hảo và cũ kỹ. Thay vì vứt bỏ đồ gốm bị vỡ hoặc hư hỏng, nghệ thuật này mang đến cơ hội thứ hai để chúng được thể hiện giá trị của mình trong cuộc sống của con người. Sự tập trung vào sửa chữa và tái sử dụng này cũng có liên quan đến khái niệm mottainai (tránh lãng phí), đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay.
Nghệ thuật wabi sabi trong đời sống hằng ngày
Cũng giống như sự trỗi dậy của triết lý ikigai trong xã hội hiện đại, nghệ thuật wabi sabi đang dần được đưa vào trong đời sống hằng ngày.
Nhiều người trong chúng ta luôn không hài lòng với những gì mình đang có, khát khao tranh đấu không ngừng, cố gắng đạt đến mức độ hoàn hảo. Phương tiện truyền thông, ảnh hưởng từ xã hội, tâm lý so sánh liên tục với những người khác đang kéo chúng ta chạy theo những điều hào nhoáng mà quên đi vẻ đẹp từ những khoảnh khắc bình thường nhất của cuộc sống. Dù không có gì sai khi chúng ta muốn trở nên tốt hơn nhưng cách đi ở hiện tại dễ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi, ngột ngạt và trống rỗng.
Wabi sabi hướng chúng ta tập trung vào lòng biết ơn đối với những gì ta đang có thay vì cứ khát khao những thứ ngoài tầm với. Bằng cách yêu những điều chưa hoàn hảo ở bản thân và những thứ xung quanh mình, wabi sabi giúp chúng ta cảm thấy lòng thanh thản và bình yên hơn.
Trong triết học Thiền, có bảy nguyên tắc thẩm mỹ để đạt được wabi sabi:
1. Kanso - sự đơn giản
2. Fukinsei - sự không đối xứng
3. Shibumi - sự trang nhã
4. Shizen - sự tự nhiên
5. Yugen - sự duyên dáng, tinh tế
6. Datsuzoku – sự thanh tao
7. Seijaku – sự yên tĩnh
Nhưng bạn không cần phải là một chuyên gia về triết học Nhật Bản, sống ẩn dật như một nhà sư Phật giáo hoặc có ngân sách lớn để áp dụng các nguyên tắc của wabi sabi vào ngôi nhà của bạn. Đó có thể đơn giản là chiếc cốc đã cũ kỹ được người bạn thân thiết tặng vào 3 năm trước; một quả cà chua hình bạn tình cờ thấy khi đi siêu thị; một nhành hoa phong lan mỏng manh bạn trồng ở ban công.
Wabi sabi còn thể hiện trong những sản phẩm bền vững, chất lượng cao, làm thủ công thay vì các sản phẩm được sản xuất hàng loạt và nhanh chóng lỗi thời.
Ecopark – một khu đô thị mang đậm hơi thở wabi sabi
Nguyên tắc thiết kế mang phong cách wabi sabi là đưa chúng ta kết nối với thiên nhiên. Vì thiên nhiên là minh chứng rõ nhất cho ý nghĩa vô thường của wabi sabi: không có gì là tồn tại lâu dài, không có gì kết thúc mãi mãi và cũng không có gì là hoàn hảo. Sự phát triển, tàn úa và tái sinh liên tục của thiên nhiên nhắc nhở chúng ta điều này.
Vì vậy, đưa yếu tố thiên nhiên vào không gian sống chính là một trong những phong cách của wabi sabi. Và Ecopark là dự án thực hiện điều này một cách hoàn hảo.
Khu đô thị tỷ đô có diện tích gần 500ha thì đến 110ha là cho cây xanh và mặt nước. Đi đến đâu cũng thấy một màu xanh mát rượi từ những cung đường dạo bộ cho đến nơi sinh sống của cư dân. Đến cả những công trình khô cứng như cây cầu vượt hoặc chiếc cột đèn cũng được phủ lên cây cỏ, hoa lá. Và những hàng cây được trồng một cách đa dạng chứ không cố định một loại nào, đem đến cảm giác tự nhiên chứ không nhuốm màu “công nghiệp”.
Một điểm nhấn đặc biệt của Ecopark chính là nghệ thuật tạo “khoảng thở” cho dự án. Tinh thần của wabi sabi đại diện cho sự thoát khỏi những môi trường gây căng thẳng, ngột ngạt, tù túng, giúp chúng ta tìm lại sự cân bằng, ổn định và bình yên.
“Khoảng thở” ở Ecopark đã làm được điều này khi mỗi căn hộ đều có view mảng xanh, cư dân có thể phóng tầm mắt ra công viên hoặc vịnh đảo rộng lớn. Cách bố trí phóng khoáng và cũng rất riêng tư khi cư dân không còn phải lo cảnh những ô cửa sổ đối diện nhau sát rạt hay các tòa nhà bê tông san sát nhau đến ngột ngạt.
“Khoảng thở” cũng có ở những vỉa hè sinh thái. Nếu đi trên vỉa hè bê tông ở nội đô vào mùa nóng, bạn sẽ dễ cảm thấy sự oi bức khó chịu vì vỉa hè thường hấp thụ nắng nóng, tích nhiệt và phản vào môi trường. Nhưng ở Ecopark, vỉa hè được làm từ đá núi xanh, có tác dụng hạn chế hấp thụ và tích nhiệt, không phản xạ lại nhiệt vào môi trường. Sương sớm, nước mưa có thể thấm xuống đất qua khe hở, tạo ra không khí mát lành cho người đi bộ.
Chưa kể những tiện ích rất “wabi sabi” khác như thiết kế vườn Nhật tạo nên không gian yên tĩnh, thanh tịnh; hồ bơi khoáng nóng “lộ thiên”, vừa ngâm mình trong dòng suối nóng vừa thư thả ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên trong lành…
Dĩ nhiên, tạo “khoảng thở” hay theo lối cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải giảm đi khoảng ở, tức hạn chế mật độ xây dựng và hy sinh doanh thu. Tuy nhiên, lãnh đạo khu đô thị từng chia sẻ, đối với Ecopark, thành công trong kinh doanh không chỉ minh chứng bằng những hợp đồng mua bán, mà quan trọng hơn hết là dự án có sức sống, cư dân cảm thụ được nơi đi chốn về của mình và đêm nào các ô cửa cũng phải sáng đèn.