Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng còn được gọi là nhà công nghiệp. Đây là mô hình bất động sản được xây dựng với diện tích lớn với quy mô mở rộng lên đến hàng chục nghìn mét vuông, có thể tiếp nhận hàng nghìn công nhân, nhân viên, kỹ sư,…

nha-xuong-la-gi-1664244988.jpg
Nhà xưởng là gì?

Ngoài là không gian làm việc của nhân viên công ty. Nhà xưởng cũng là nơi chứa các thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản và xuất khẩu hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp.

Nhà xưởng được chia thành 3 loại chuyên biệt như sau:

- Nhà xưởng RBT: Đây là loại hình do chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu nhà xưởng thi công thiết kế. Đáp ứng các tiêu chí của nhà xưởng phục vụ cho công nghiệp. Vì được thiết kế sẵn nên các công ty và doanh nghiệp có thể thuê nhà xưởng RBT trọn gói một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

- Nhà xưởng tiền chế: Cùng với việc hiểu nhà xưởng là gì thì người ta cũng cần biết về nhà xưởng tiền chế để hiểu rõ hơn về mô hình bất động sản này.

Nhà xưởng tiền chế là nhà xưởng được thiết kế bằng thép tiền chế với vật liệu chính là thép. Loại nhà xưởng này không yêu cầu xây dựng gì nhiều, chủ yếu là thi công và lắp ráp. Khá nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.

- Nhà xưởng sắt: Đúng như tên gọi, nhà xưởng sắt chủ yếu được xây dựng bằng vật liệu sắt. Khung thép sử dụng để lắp ráp được đánh bóng và mạ để chống oxy hóa và kéo dài tuổi thọ cho nhà xưởng sắt. Nhà xưởng sắt được thiết kế chủ yếu bằng sắt nên có độ bền cao và khả năng chịu tải tốt.

Cần lưu ý gì khi thiết kế nhà xưởng?

1. Vị trí xây dựng nhà xưởng

Cần chú ý điều gì khi xây dựng nhà xưởng? Đó là vị trí xây dựng. Bạn cần chọn mặt bằng để xây dựng nhà xưởng là nơi thông thoáng, không khí trong lành, nhiều cây cối.

Ngoài ra, nhà xưởng cũng cần được bố trí mặt bằng phù hợp theo thiết kế nhà xưởng, vừa mang tính hiện đại vừa mang tính chiến lược.

2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Khi thiết kế nhà xưởng, cần lưu ý đến các quy định theo tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp. Được quy định cụ thể tại:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.

3. Kết cấu nhà xưởng

Nhà xưởng có thể được kết nối với nhiều không gian khác nhau. Mỗi loại không gian sẽ phục vụ những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Phù hợp với mục đích sử dụng kinh doanh. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu xây dựng, cho thuê nhà xưởng thì cần hiểu rõ yếu tố này để lựa chọn loại hình kết cấu nhà xưởng phù hợp.

nha-xuong-khung-thep-tien-che
Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

Trần nhà xưởng

Phải hoàn thiện trần sau khi hoàn thiện khung chính. Các mối nối giữa các vị trí lắp ráp cần được gia cố để đảm bảo độ chắc chắn. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong nhà xưởng.

Móng nhà xưởng

Móng được coi là bộ phận quan trọng nhất và là bộ phận chịu lực của cả nhà xưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các thông số kỹ thuật của nền móng trong quá trình thi công. Đảm bảo độ chính xác đến từng chi tiết và tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn quốc tế.

+ Nhà xưởng xây dựng trên nền móng yếu, đất ao, đất ruộng cần được thiết kế móng ép hoặc cọc khoan nhồi, ...

+ Các trường hợp khác, thì móng nhà xưởng xây dựng như bình thường.

Hệ thống kiểm soát ra vào

Cửa nhà xưởng phải được lắp ráp chắc chắn, dễ sử dụng, dễ bảo trì, bảo dưỡng nhanh chóng và dễ dàng.

Tường ngăn

Cần được thiết kế chi tiết, tỉ mỉ. Thi công cẩn thận, chắc chắn.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

Đảm bảo không khí lưu thông tối đa. Cân đối, tính toán kỹ lượng gió và không gian lắp đặt, để có thể phát huy hết công suất của nó.

Ánh sáng nhà xưởng

Đảm bảo có đủ ánh sáng cả ban đêm và ban ngày. Vừa chiếu sáng liên tục vừa tiết kiệm điện và phù hợp với các yêu cầu chiếu sáng khác nhau giữa các bộ phận khác nhau của nhà xưởng.

Các bước thi công nhà xưởng theo tiêu chuẩn

son-san-nha-xuong-1664244988.jpg
Sơn epoxy nền nhà xưởng sẽ giúp dễ vệ sinh nhà xưởng hơn

Bước 1: Thi công nền móng nhà xưởng

Trước khi tiến hành thi công móng, đội thi công cần kiểm tra, đo đạc địa chất khu đất. Từ đó, nhà thầu sẽ lựa chọn phương án thi công móng phù hợp là móng cọc hay sử dụng móng đơn. Sau đó, các móng cần được liên kết bằng cách đặt bu lông móng để thiết lập liên kết với các cột thép trong nhà xưởng.

Chất lượng của nền bê tông phải được đảm bảo.

Tiếp tục đổ đất và lu lèn theo yêu cầu thiết kế để làm nền cho việc lắp đặt kết cấu nhà xưởng.

Sơn nền nhà xưởng là công đoạn thực hiện sau khi việc đổ nền móng hoàn thành. Sơn nền nhà xưởng bằng sơn epoxy là giải pháp bảo vệ sàn bê tông cho các khu vực này hiệu quả nhất và dễ dàng làm vệ sinh nhà xưởng nhất hiện nay

Bước 2: Lắp dựng khung thép tiền chế nhà xưởng

Sau khi bắt đầu đổ nền móng nhà xưởng, đơn vị thi công cũng sẽ bắt tay vào sản xuất các cấu kiện của nhà tiền chế, bộ khung cơ bản của nhà xưởng.

Bước 3: Hoàn thiện khung thép vững chắc

- Việc thi công khung thép nhà xưởng được thực hiện theo đúng bản vẽ.

- Các mối nối và mối hàn của nhà xưởng được đảm bảo chất lượng và chắc chắn.

- Khung thép được xây dựng để đảm bảo an toàn, các rủi ro ở mức tối thiểu.

Bước 4: Hoàn thiện các hạng mục nhà xưởng

- Các hạng mục tiếp theo được sản xuất theo đúng thông số kỹ thuật.

- Các hạng mục cần thi công như mái, trần, thi công hệ thống thông gió, thi công nền nhà xưởng, cửa đi, cửa sổ, ..

- Quá trình thi công lắp đặt cần đảm bảo không bị lỏng lẻo, an toàn khi lắp đặt và đưa sử dụng.

Bước 5: Thi công điện nhà xưởng

- Sau khi hoàn thành các hạng mục tại xưởng, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống cơ điện.

- Lắp đặt điện nhà xưởng theo bản vẽ hệ thống điện đã lập trước đó.

- Nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống dây điện, hệ thống chiếu sáng, điều hòa, ...

- Hệ thống cơ điện cần được lắp đặt theo bản vẽ để đảm bảo an toàn và chống rò rỉ điện.

- Kiểm tra lắp đặt và bàn giao thiết bị máy móc

Bước cuối: lắp đặt thiết bị máy móc trong nhà xưởng

Các thiết bị, máy móc được lắp đặt vào các vị trí quy định trong bản vẽ.

Như bạn thấy, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý khi thiết kế nhà xưởng. Bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân nào cũng cần hiểu rõ những vấn đề này để thiết kế mô hình nhà xưởng phù hợp với mục đích xây dựng của mình.