Những kinh nghiệm xây nhà cấp 3 tiết kiệm chi phí và đẹp

Nhắc đến các kiểu nhà ở, nhiều người thường nghĩ đến nhà cấp 4, biệt thự, nhà phố,... mà ít nhắc đến nhà cấp 3. Vậy nhà cấp 3 là gì? Để xây nhà cấp 3 hiệu quả, tiết kiệm cần có gì?

Nhà cấp 3 là gì?

Nhà cấp 3 tiếng anh là 3-level house, là loại nhà được xây dựng kết hợp giữa bê tông cốt thép với xi măng hoặc xây gạch. Nhà cấp 3 thường có kết cấu chịu lực cao; niên hạn lên tới 40 hoặc 45 năm.

nha-cap-3-may-tang-1671762282.jpg
Nhà cấp 3 mái thái có sân vườn

Hiện nay, nhà cấp 3 thường được phân thành 3 loại hình phổ biến là: nhà cấp 3 truyền thống, nhà cấp 3 hiện đại và nhà cấp 3 mái lệch. Tùy theo mục đích, gu thẩm mỹ và địa hình mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu nhà phù hợp.

Nhà ở cấp 3 kiểu truyền thống: Sở hữu phần mái ngói truyền thống Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo được nhu cần tiện ích cần có.

Nhà ở cấp 3 phong cách hiện đại: Kiểu nhà được thiết kế và trang trí mang hơi hướng phương Tây. Mang đến cho gia đình bạn một không gian sống hiện đại, phù hợp hơn với không gian phố xá năng động; những gia đình trẻ, ưa cuộc sống tiện nghi.

Nhà ở cấp 3 với mái lệch: Đây là một trong những kiểu nhà cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Không chỉ thiết kế thanh lịch, độc đáo; mà còn giúp không gian ngôi nhà rộng hơn, thoáng hơn và kiểu cách hơn.

Đặc điểm của nhà cấp 3

Để hoàn thiện nhà cấp 3 cần sử dụng các vật liệu phổ thông như: xi măng, cát, đá, gạch nung đỏ…nên chi phí xây dựng nhà tương đối phải chăng. Vậy như thế nào gọi là nhà cấp 3?

nha-cap-3-la-gi-1671762282.jpg
Nhà cấp 3 mái ngói

Theo pháp luật quy định, để được gọi là nhà cấp 3 phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Nhà cấp 3 có số tầng được pháp luật quy định tối đa là 2 tầng. Nếu cao hơn sẽ không còn được gọi là nhà cấp 3.

- Tổng diện tích sàn nhà từ 1000m2 đến dưới 5000m2;

- Khung nhà, sàn nhà và móng được xây dựng từ bê tông cốt thép với xây gạch

- Lợp loại mái ngói, nền nhà lát bằng gạch men.

- Cửa bằng kính hoặc gỗ có khung sắt hoặc khung ngoại.

- Nhà vệ sinh phải đảm bảo có bể thoát tự hoại, tường được ốp gạch men.

- Tường nhà sơn nước hoặc vôi và ốp đá, gạch men.

- Bản vẽ chi tiết khi thiết kế phải tương thích với công trình sau khi hoàn thành.

Bên cạnh những quy định nói trên, khi xây dựng bạn cũng cần để tâm đến vấn đề phong thủy. Các vị trí phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp cần được bố trí hài hòa âm dương để mang đến may mắn và những điều tốt lành cho gia chủ.

5 kinh nghiệm xây nhà cấp 3 tiết kiệm chi phí và đẹp

Chọn đất để xây dựng

Hầu hết mọi người đều có sẵn đất trước khi xây nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không có sẵn đất, hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn một nơi dễ dàng xây dựng nhà cấp 3.

Một mảnh đất được coi là phù hợp để xây dựng một ngôi nhà cấp 3 không chỉ ở vị trí giao thông thuận tiện, có giấy tờ pháp lý đầy đủ, mà còn vì đặc điểm thổ nhưỡng và địa chất của nó. Chọn một mảnh đất trống, bằng phẳng, vuông vức, nền đất tốt như vậy sẽ giảm được chi phí tháo dỡ, san lấp mặt bằng, dễ dàng sử dụng không gian thiết kế, giảm đáng kể chi phí xây dựng phần móng.

nhu-the-nao-la-nha-cap-3-1671762282.jpg
Đất xây nhà cần vuông vức không sụt lún

Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia địa chất am hiểu về mảnh đất bạn sẽ mua để tránh mua trúng mảnh đất sét, nhão, đất pha cát, cấu tạo yếu, dễ bị sụt lún, sạt lở, gần mạch nước ngầm, khu vực dễ bị ngập úng… Vì khi xây nhà trên những vùng đất này gia chủ cần phải gia cố phần móng thật kỹ lưỡng và tốn kém để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình.

Mặt khác, khi xây nhà cấp 3 bạn nên tính đến những nhu cầu sẽ phát sinh trong tương lai để khi bạn muốn xây thêm tầng, thêm phòng không phải làm móng lại.

Chọn thiết kế nhà tiết kiệm chi phí

Thiết kế một ngôi nhà tiết kiệm chi phí khác với thiết kế một ngôi nhà rẻ tiền. Cần xem xét thiết kế ngôi nhà phù hợp, diện tích vừa đủ, số tầng phù hợp,  phong cách đơn giản mà tinh tế.

Thiết kế nhà cấp 3 kích thước tiêu chuẩn, càng chi tiết, càng rõ ràng càng tốt

Nhiều năm trước, bản vẽ thiết kế nhà không phổ biến lắm. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn xây nhà khi chưa có bản thiết kế. Tuy nhiên, mọi thứ giờ đây đã thay đổi. Bản vẽ thiết kế chi tiết, rõ ràng không chỉ giúp gia chủ dễ dàng hình dung ra hình dáng ngôi nhà tương lai mà còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể vì bản vẽ thiết kế giúp đội thi công tránh được những sai sót không đáng có, giúp gia chủ dễ dàng tính toán và lựa chọn vật liệu phù hợp.

Vì vậy, hãy dành thời gian để thảo luận về bản vẽ thiết kế ngôi nhà với một kiến ​​trúc sư. Nếu muốn ngôi nhà đảm bảo phong thủy thì gia chủ nên thuê chuyên gia phong thủy và để kiến ​​trúc sư với chuyên gia phong thủy làm việc trực tiếp, tránh sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công.

Chọn phong cách tối giản

Lựa chọn phong cách thiết kế nhà phù hợp cũng là kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí được nhiều người áp dụng. Thông thường, phong cách cổ điển tiêu tốn nhiều nhân công và thời gian thi công bởi quá nhiều đường nét, hoa văn và nội thất cổ. Vì vậy, phong cách hiện đại và đơn giản đã trở thành xu hướng kiến ​​trúc trong những năm gần đây. Một ngôi nhà đơn giản không có nghĩa là không đẹp, không sang trọng nhưng vẫn có thể giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí thi công.

Xây nhà cấp 3 với diện tích phù hợp

Trước khi xây nhà cần xác định nhu cầu sử dụng của gia đình để từ đó tính toán diện tích xây dựng, phân bổ số phòng cho phù hợp, tránh lãng phí. Đừng xây nhà quá to và nặng khi gia đình bạn chỉ sử dụng 2-3 phòng.

Chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho nhà cấp 3

Hoàn thiện nhà cấp 3 cần rất nhiều vật liệu xây dựng, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá cả và chất lượng của cả ngôi nhà nên việc mua vật liệu cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Hãy xác định lượng vật liệu sử dụng và chỉ mua vừa đủ tránh lãng phí, nhờ kiến ​​trúc sư tư vấn cụ thể về lượng vật liệu cần chuẩn bị.

Đối với các vật liệu hoàn thiện như sơn, gạch lát, thiết bị vệ sinh… bạn nên chọn những vật liệu tầm trung phù hợp với túi tiền của mình, không nên chọn những vật liệu thời thượng. Vật liệu hoàn thiện cũng có ảnh hưởng lớn đến chi phí làm nhà cấp 3 nên cần lưu ý điều này.

Chọn thời điểm xây nhà

12 tháng trong năm, tháng nào là tốt nhất để khởi công xây dựng nhà?

Tháng Giêng và tháng 2 là thời điểm diễn ra Tết Nguyên Đán. Lúc này nhân công rất khan hiếm, cần tránh bắt tay vào làm vì giá nhân công sẽ cao.

Thời điểm lý tưởng để xây nhà là từ tháng 3 đến tháng 7. Đây là mùa khô, ít mưa, nếu tiến độ xây nhà nhanh sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công.

Đồng thời, mưa lớn vào các tháng 8, 9, 10 sẽ làm gián đoạn quá trình thi công. Tuy nhiên, khi trời mưa thuận tiện để kiểm tra khả năng chống thấm và thoát nước của tòa nhà.

Cuối tháng 11 và tháng 12 gần Tết Nguyên đán chỉ thích hợp cho việc sửa chữa nhà cửa không nên xây dựng nhà mới.

Chọn nhà thầu xây dựng uy tín

Trước khi thi công, bạn nên tham khảo một số công ty hoặc đơn vị xây dựng dân dụng có nhiều năm kinh nghiệm. Họ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất bao gồm tổng chi phí và ý tưởng ngôi nhà cấp 3 mà bạn muốn thực hiện. Có nhiều loại hợp đồng thi công nhà cấp 3 như thi công tổng thể và thi công từng phần riêng lẻ của ngôi nhà (móng, thô, hoàn thiện)… Tùy từng trường hợp mà bạn lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Cần lưu ý trước khi lựa chọn công ty xây dựng, hãy nghiên cứu kỹ kế hoạch đấu thầu, đơn giá xây dựng, vật liệu xây dựng hoặc hợp đồng có điều khoản rõ ràng để đảm bảo tiến độ và kiểm soát chi phí hiệu quả.

Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 3 (2 tầng)

Móng băng tính bằng 30 – 50% đơn giá

Diện tích xây dựng các tầng tính 100% đơn giá

Ban công tính 70% đơn giá

Mái ngói tính 20- 50% đơn giá

Chi phí nhân công: 1.050.000đ/m2

Đơn giá trọn gói là: 4.500.000đ/m2.

Đơn giá xây thô 2.800.000đ/m2.

Ví dụ: Quy mô công trình nhà cấp 3 (2 tầng) mái ngói, mặt tiền 12m, sâu 45m, đua 2 ban công sâu 1,2m

Như vậy cách tính diện tích xây dựng như sau:

Móng băng: 10 x 45 x 30% = 135 m2

Diện tích sử dụng: 10 x 45 x 2 x 100% = 900m2

Ban công: 10 x 1,2 x 70%  = 8.4 m2

Mái ngói:  10 x 21,2 x 30% = 63.6 m2

Tổng diện tích xây dựng: 1.107 m2

Chi phí nhân công ( áp dụng đối với chủ đầu tư chỉ thuê nhân công): 1.107 x 1.050.000 = 1.162.350.000 đ, đối với công trình trong ngõ hẻm sâu chi phí nhân công có thể nhân hệ số 1,1.

Chi phí xây thô:  1.107 x 2.800.000 = 3.099.600.000 đ

Chi phí trọn gói: 1.107 x 4.500.000 = 4.981.500.000 đ

Công Hưng

Link nội dung: https://toancanhbatdongsan.com.vn/kinh-nghiem-xay-nha-cap-3-tiet-kiem-a1634