Thế nào là công nghiệp xanh?
Có thể hiểu công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường trở nên tốt hơn. Trong suốt quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Ngoài ra, ngành công nghiệp xanh còn bao gồm cả việc tái sử dụng chất thải, chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên, ...), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm,...) khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến.
Ngành công nghiệp xanh sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sau:
+ Sản phẩm xanh
+ Năng lượng mới và tái tạo (phát thải CO2 thấp)
+ Dịch vụ xanh
+ Môi trường bền vững.
Vậy mô hình công nghiệp xanh là gì?
Mô hình công nghiệp xanh được hình thành với mục đích thân thiện với môi trường trong việc nỗ lực nhằm giúp giảm chất thải và ô nhiễm, chia sẻ hiệu quả các tài nguyên (thông tin, vật liệu, nước, năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên), và góp phần hiện thực hóa ngành công nghiệp xanh. Cụ thể, mô hình công nghiệp xanh sẽ được xây dựng trên một khu đất có diện tích lớn, quy mô và quy trình khép kín, thân thiện với môi trường và đáp ứng bền vững về mặt tài chính.
Việt Nam phân tiêu chuẩn công trình xanh chủ yếu thành 4 loại, bao gồm:
- LEED (Hội đồng công trình xanh Mỹ): LEED được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995 tại Mỹ, là giấy chứng nhận được cấp cho các công trình xanh đạt chuẩn, sử dụng năng lượng sạch, tận dụng tài nguyên địa phương và thải ít khí CO2.
- LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam): được cấp bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC). Đây là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Không như những chứng nhận khác đặt nặng vào các giải pháp cơ điện, LOTUS chú trọng khuyến khích các giải pháp kiến trúc "thuận" theo thiên nhiên hay thiết kế thụ động trong việc giải quyết các mục tiêu sức khoẻ và tiện nghi cho người dùng.
- BCA GREEN MARK (Hội đồng Công trình xanh Singapore): do Bộ Xây dựng Singapore (BCA - Building and Construction Authority) ban hành từ năm 2005 nhằm phát triển ngành xây dựng Singapore hướng đến mục tiêu bền vững. Bên cạnh bộ cấu trúc hệ thống tiêu chí công trình xanh tương tự như những chứng nhận khác, theo BCA, Green Mark đã có sự điều chỉnh để phù hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Chứng nhận sẽ có 3 mức Gold, Gold Plus và Platinum tùy theo thang điểm mà công trình đạt được.
- EDGE (IFC Tổng công ty tài chính quốc tế - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới): là chứng nhận đánh giá công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng, nước và năng lượng dùng để sản xuất vật liệu xây dựng công trình, qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ EDGE tập trung giải quyết bài toán tài chính và môi trường, sao cho các công trình đều đạt được hai mục tiêu song hành là hiệu quả kinh tế và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Xu hướng phát triển công nghiệp xanh trên thế giới
Hiện nay, xu hướng phát triển công nghiệp xanh trên thế giới sẽ tập trung vào mục tiêu chính là: đẩy mức phát thải từ khu công nghiệp, khu chế xuất về con số không và phát triển các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường.
1. Đan Mạch - quốc gia hàng đầu về phát triển xanh
Đan Mạch là một quốc gia Bắc Âu với mục tiêu đầy tham vọng trở thành "quốc gia xanh" nhất ở châu Âu và thế giới. Theo chiến lược năng lượng đến năm 2035, Đan Mạch sẽ từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng. Tất cả năng lượng điện và nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu tái tạo.
Để đạt được tham vọng của mình, Đan Mạch đánh thuế đặc biệt đối với việc xử lý chất thải, bao gồm cả chi phí xử lý chất thải xây dựng. Đồng thời, nhà nước điều tiết chi tiêu công đối với các mặt hàng nhằm giảm lượng rác thải sinh hoạt và tình trạng sản xuất quá nhiều bao bì. Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các loại túi và bao bì.
20% trên tổng năng lượng tiêu thụ ở Đan Mạch đến từ năng lượng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đã đạt được một bước đột phá mang tính cách mạng về công nghệ, với chi phí tạo ra năng lượng gió tương đương với việc tạo ra điện trong các nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới có được 1/3 lượng điện tiêu thụ từ các tuabin gió.
Ngoài năng lượng gió, Đan Mạch cũng đã phát triển ngành công nghiệp sản xuất khí sinh học tại nhà máy ở Zeeland, cho phép sản xuất khoảng 6.000 m3 mỗi ngày từ 135 tấn chất thải sinh học (1m3 khí sinh học tương ứng với 0,6l dầu).
Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm xây dựng các tòa nhà với lượng carbon dioxide vô hại đối với môi trường.
2. Mỹ: Nâng cao công nghệ sản xuất xanh
Mỹ chọn phát triển năng lượng thay thế là hướng chính của phát triển ngành công nghiệp xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt của nó sẽ đến từ việc lắp đặt các tấm pin mặt trời.
Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đã đặt mục tiêu: 25% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo sẽ đặt được vào năm 2025 và giảm 15% nhu cầu điện vào năm 2030. Chính phủ Mỹ cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách để huy động và chi trả cho các khoản đầu tư vào các dự án xanh, được gọi là Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (CEDA).
Đồng thời, Mỹ còn thực hiện Đạo luật chống biến đổi khí hậu, nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính, cho phép các công ty phát thải ít hơn hạn ngạch của họ và bán phần hạn mức cho các công ty khác. Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất ô tô chuyển sang các mẫu xe chạy bằng điện và xăng dầu để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu của động cơ.
3. EU - Nói không với vật liệu hóa thạch
EU cũng đã thông qua kế hoạch đạt được nền kinh tế với lượng carbon thấp vào năm 2050. Kế hoạch đặt mục tiêu giảm lượng khí thải từ 40% đến 44% vào năm 2030 và 79% đến 82% vào năm 2050. Ngoài ra, kế hoạch đề xuất các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu khác, chẳng hạn như giảm chi phí (175-320 EUR/năm).
Các nước châu Âu thực hiện công nghiệp xanh trong các lĩnh vực năng lượng, phát triển giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng và tái chế các khu định cư sinh thái. Liên minh châu Âu đã phê chuẩn tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông Euro-5 và đang chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn khí thải Euro-6 mới (tiêu chuẩn chất lượng khí thải phương tiện giao thông).
Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một kế hoạch đến năm 2022, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon và tăng 20% việc sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2022. Quốc gia trong EU là Thụy Điển đã tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ việc sử dụng than và năng lượng hạt nhân trong sản xuất.
Phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Có thể thấy xu hướng phát triển xanh hay xu hướng phát triển bền vững đang rõ nét hơn bao giờ hết ở Việt Nam. Đơn cử, Tập đoàn LEGO của Đan Mạch mới đây đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em rộng 44 ha tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (tỉnh Bình Dương), với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Đây là nhà máy thứ sáu của Lego trên thế giới và thứ hai ở châu Á. Thương vụ Tập đoàn LEGO đánh dấu cột mốc thu hút vốn đầu tư “sạch” của Việt Nam.
Điều đáng chú ý là nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài xanh vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong tương lai, tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III vào tháng 3 năm nay, trên diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, phù hợp với xu thế của thế giới và Việt Nam.
Ông Lê Huy Đông, quản lý bộ phận dịch vụ Công nghiệp Savills Hà Nội cho biết, Việt Nam đang ở cửa ngõ phát triển và có tiềm năng lớn hơn trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Việt Nam nên coi yếu tố “xanh” là điều kiện cần để phát triển công nghiệp.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, để đạt được kết quả bền vững trong ngành công nghiệp xanh, phần lớn nỗ lực sẽ đến từ các chính sách và quyết định của chính phủ. Hiện tại, tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam phải báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) hàng năm. Yêu cầu này bắt buộc các công ty phải công bố hiệu quả năng lượng và đo lường nhân quyền và chính sách lao động của nguồn nhân lực.
Đồng thời, ngành công nghiệp đang chuyển dịch, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực chế tạo sản xuất - công nghệ cao "sạch" hơn. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, như sản xuất, lắp ráp các thiết bị, linh kiện điện tử. Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và thay thế như năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc xanh hóa nền kinh tế của đất nước. Mặt khác, xu hướng tiêu dùng của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, phát triển các ngành công nghiệp xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút cạnh tranh đầu tư.
Công nghiệp xanh mang lại lợi ích gì?
1. Bảo vệ môi trường
So với các khu công nghiệp thông thường, khu công nghiệp xanh rất khác biệt. Được xây dựng theo cách tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Cụ thể là tăng mảng xanh và sử dụng các vật liệu có thể tái chế. Trên hết, trọng tâm ở đây là sử dụng các nguồn năng lượng sẵn có (mặt trời, nước, gió). Đồng thời, phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc trừ sâu…) trong quá trình làm việc.
Việc sử dụng công nghệ mới đã nâng cao khả năng thu gom và xử lý rác thải so với trước đây. Nước thải qua xử lý tập trung có thể được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày (tưới nước, làm sạch đường). Thứ hai là giảm lượng khí thải, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường xung quanh. Lợi ích mang lại là giảm ô nhiễm môi trường và giảm bớt hậu quả gây biến đổi khí hậu.
2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh
Sự hiện hữu của các khu công nghiệp xanh giúp các doanh nghiệp thu lợi nhiều về kinh tế. Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô và rút ngắn quy trình sản xuất và phân phối có thể giúp giảm chi phí sản xuất. Điều này đã khiến công ty phải đưa ra các phương án giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, còn đảm bảo theo hướng sản xuất sạch hơn và vận hành bền vững theo tiêu chuẩn công nghiệp xanh. Giúp tạo điều kiện phát triển kinh doanh trong nước và trên toàn thế giới.
3. Cải thiện chất lượng môi trường sản xuất và bảo vệ sức khỏe người lao động
Khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, nhà xưởng được quy hoạch theo ngành nghề, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Môi trường sản xuất xanh - sạch - đẹp đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe người lao động.
Nhà xưởng nằm trong khu công nghiệp xanh giá trị, thương hiệu của nhà xưởng sẽ được nâng tầm và chiếm được lòng tin của khách hàng và đối tác.