Trước xu thế tiêu dùng được ngày càng được đẩy lên cao trào, mất kiểm soát tài chính là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù các chi phí phát sinh là điều không thể tránh khỏi, việc thiết lập quy tắc quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro thất thoát và tạo lập thói quen tài chính lành mạnh và thông minh.
Trí (27 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Kể từ khi biết đến quy tắc 50/30/20, tôi cảm thấy việc quản lý tài chính cá nhân không còn là một bài toán khó. Bên cạnh đó, tôi còn tích đủ số vốn nhỏ để bắt đầu các dự án đầu tư tài chính sinh lời cho tương lai.
Quy tắc 50/30/20 là gì?
Ví dụ bạn có một khoản tiền lương là 10 triệu đồng, 5 triệu sẽ dùng để chi trả chi phí nhà cửa và ăn uống, 3 triệu sử dụng cho những chuyến du lịch hoặc mua sắm đồ dùng, và 2 triệu dành cho việc tiết kiệm. Vậy có thể hiểu 50% số tiền được sử dụng cho những khoản nhu cầu sinh tồn căn bản như ăn ở và đi lại, 30% dành cho mục đích cá nhân và 20% cho quỹ dự phòng.
Để áp dụng quy tắc này, ta cần đảm bảo thực hiện theo thứ tự các bước sau:
Bước một, thu thập tất cả giấy tờ hóa đơn các khoản chi trong thời gian ba tháng gần nhất như hóa đơn điện nước, hóa đơn siêu thị, thông tin thanh toán trên tài khoản... Đây là cách giúp bạn nhìn được bức tranh chi tiêu tổng thể một cách chính xác nhất và phân loại thành các danh mục rõ ràng.
Bước hai, tính toán con số thu nhập chính xác hàng tháng của bạn. Điều này khá dễ đối với những người có nguồn thu nhập bị động và ổn định. Tuy nhiên, với người có những các khoản thu biến động cần đưa ra con số ở mức trung bình để hạn chế dao động bất thường.
Bước ba, xác định mục tiêu cho quỹ dự phòng. Từ đây, bạn sẽ hình dung được với tổng mức tiền bạn cần đạt được so với 20% được trích ra hàng tháng, bạn cần mất bao lâu để đạt được.
Bước bốn, thực hiện kế hoạch. Sau khi hoàn thiện bức tranh tổng thể. Hãy áp dụng ngay khi có thể và kiên trì bám sát các khoản chi. Bạn nên đặt ra những deadline ngắn hạn trong thời gian mới bắt đầu theo ngày, tuần và tháng thông qua các ứng dụng thông minh trên điện thoại.
Sau khi theo dõi chi tiêu của bạn trong vài tháng, bạn có thể sẽ có đủ dữ liệu để điều chỉnh ngân sách 50/30/20 ban đầu của mình, từ đó điều chỉnh các danh mục dựa trên chi tiêu thực tế.
Trong một số trường hợp, 50% thu nhập không đủ cho mức chi tiêu căn bản, bạn nên xem xét đến việc cắt giảm nhu cầu cá nhân hoặc giảm quỹ dự phòng. Ví dụ để cắt giảm chi tiêu, ta cần nấu ăn ở nhà (thay vì mang ra ngoài) vài lần một tuần, hủy dịch vụ phát trực tuyến mà bạn hiếm khi xem hoặc tập thể dục ở nhà thay vì phải đến các phòng tập trả phí. Giảm hóa đơn điện nước, chi phí đi lại, và nếu có thể, tiền thuê nhà, có thể giúp bạn có thêm tiền để chi tiêu cho mục đích giải trí, du lịch,...
Nếu đảm bảo được tỷ lệ 50/30/20, những lợi ích mà nó mang lại bao gồm:
Hiểu khả năng tài chính của bạn. Có thể trong thời gian đầu, chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn khá khó khăn nếu bạn không rõ mình đang chi tiêu bao nhiêu cho việc gì. Tuy nhiên, thông qua việc thống kê và phân loại các hạng mục chi tiêu, bạn sẽ hiểu hơn về nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Xác định các cách dễ dàng để cắt giảm. Đối với bất kỳ quy trình lập ngân sách nào, 50/30/20 có thể tiết lộ các cơ hội để cắt giảm chi tiêu. Chỉ cần xem qua quy trình – và biết chính xác tiền của bạn đang đi đâu mỗi tháng – có thể giúp thúc đẩy bạn thực hiện một số điều chỉnh tương đối dễ dàng.
Giảm căng thẳng tài chính. Thay vì lo lắng về các khoản chi phát sinh, các ranh giới sẽ cho phép chi tiêu thoải mái trong phạm vi ngân sách đã đặt ra trước đó.
Đơn giản hóa quy trình lập ngân sách. Bằng cách có ít danh mục hơn ngân sách hàng tháng truyền thống, quy tắc chung 50/30/20 trở nên đơn giản cho việc thiết lập và duy trì.
Đạt được mục tiêu tiết kiệm của bạn. Bằng cách ưu tiên tiết kiệm – và đặt khoản tiền này sang một bên trước khi bạn bắt đầu chi tiêu – ngân sách 50/30/20 có thể giúp bạn làm việc hiệu quả cho các mục tiêu tài chính của mình, cho dù đó là tạo quỹ khẩn cấp, trả trước tiền mua nhà hay tiếp tục một kỳ nghỉ tuyệt vời.