Biệt phủ là gì?
Trong tiếng Hán không có từ biệt phủ, nên từ này có thể tạo nên từ hai từ gốc Hán: “biệt” và “phủ”. Biệt có nghĩa là tách biệt. Phủ tiếng Hán có nhiều nghĩa. Trong trường hợp này, phủ có nghĩa là nơi ở của quý tộc, quan to, bậc vương gia nào đó như “vương phủ”, “tổng thống phủ”. Biệt phủ tiếng Anh là gì? Đây là từ mới xuất hiện gần đây trong tiếng Việt, vì vậy mà biệt phủ chưa có tên chính thức trong tiếng Anh.
Biệt phủ là một dạng công trình tổ hợp nhà ở có thiết kế hoành tráng, công phu và tách biệt. Đây là nơi ở của những người có điều kiện kinh tế cao, gia đình có quyền thế và quan chức. Biệt phủ được xây dựng trên khu đất rộng rãi, thể hiện sự bề thế, trang nghiêm mà không loại hình kiến trúc nào có thể sánh được.
Đặc điểm của biệt phủ
Để hiểu rõ thêm về biệt phủ, ta hãy cùng điểm qua các đặc điểm đặc trưng của công trình này.
Biệt phủ có quy mô lớn
Đặc điểm đầu tiên của công trình biệt phủ là được xây dựng trên những nền đất rộng lớn. Diện tích công trình có thể lên đến hàng nghìn m2, héc ta đất. Số lượng công trình, hạng mục trong công trình này cũng rất nhiều bao gồm nhiều tòa nhà, công trình trang trí, tiểu cảnh,…và được phân gian rõ ràng.
Biệt phủ thiết kế gần gũi với thiên nhiên
Đa số các thiết kế trong biệt phủ đều hướng về thiên nhiên, tách biệt với nhà phố, nhà dân, nhằm mang tới cho gia chủ một không gian sống thư thái, trong lành. Biệt phủ sử dụng các vật liệu xây dựng, trang trí truyền thống như gỗ, đá, gạch,…vừa gần gũi, vừa trang nghiêm.
Thiết kế nội thất, ngoại thất tỉ mỉ
Bên trong biệt phủ lộng lẫy xa hoa, bên ngoài biệt phủ sang trọng và uy nghiêm. Vì vậy mà công trình biệt phủ luôn giữ được vẻ bề thế mà ít công trình nào có thể so sánh được.
Biệt phủ bao nhiêu tiền?
Vì có những đặc điểm trên mà biệt phủ được coi là công trình kiến trúc cực kỳ đắt đỏ, có thể lên đến hàng trăm tỷ.
Top 3 biệt phủ đắt đỏ nhất Việt Nam
Biệt phủ cổ kính ở Bắc Ninh
Công trình này được xem là biệt phủ lớn nhất tại Việt Nam, có diện tích lên đến vài héc ta. Biệt phủ trăm tỷ tại Bắc Ninh thuộc quyền sở hữu của đại gia Nguyễn Thành Bút, người được mệnh danh là “siêu người giời". Công trình nằm ngay trên mặt đường liên xã, gây ấn tượng với 24 cột gỗ lim kết hợp cùng đế đá. Các cột rất to, một người lớn ôm không hết. Toàn bộ thiết kế sàn nhà phía trước đều được làm bằng gỗ quý, ước tính giá trị hàng chục tỷ đồng và được thi công bởi các thợ mộc nổi tiếng khắp tình đến hoàn thành.
Cạnh ngôi nhà sàn lớn chính diện, trên con đường vào trung tâm biệt phủ có một ngôi nhà sàn nữa. Nhà sàn được thiết kế 2 tầng, tầng trên dùng để ở, còn tầng dưới kinh doanh tạp hóa.
Việt phủ Thành Chương
Biệt phủ Thành Chương được đặt theo tên của chủ nhân – họa sĩ Thành Chương. Căn biệt phủ hoành tráng có diện tích lên đến 10,000 m2 này tọa lạc trên một ngọn đồi trọc thuộc xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ý tưởng ban đầu của Nguyễn Thành Chương là tạo ra một không gian nghệ thuật, truyền đạt nghệ thuật, văn hóa, tâm linh một cách chân thật nhất. Công trình được xây dựng theo phong cách cổ điển, đậm văn hóa Việt Nam từ sàn nhà, nhà Tường Vân, tranh, vách đất, hồ sen, hồ sung, cây đa, cây cổ thụ, đúng theo tâm ý của gia chủ.
Sau 4 năm xây dựng (từ 2003 đến 2007), Việt phủ Thành Chương đã thành công thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm, góp phần quan trọng trong việc truyền bá, giữ gìn văn hóa, những nét xưa cũ của dân tộc.
Biệt phủ Thành Thắng
Công trình đồ sộ này thực tế giống với lâu đài hơn, nhưng do quy mô đồ sộ, diện tích lên đến 10,000 m2 và giá trị khổng lồ 3,000 tỷ đồng mà nó thường được gọi là biệt phủ Thành Thắng. Chủ nhân của công trình này là ông Đỗ Văn Tiến, một doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Tên của căn biệt phủ này được đặt dựa theo tên hai người con của ông. Công trình được dát vàng và có phòng nghe nhạc với sức chứa hơn 300 người.
Biệt phủ Thành Thắng là sự kết hợp giữa lối kiến trúc nhà thờ của Nhà Thờ thánh Peter, những công trình ở Vatican và chi tiết truyền thống của Việt Nam. Hệ thống mái vòm nguy nga với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi chiêm ngưỡng biệt phủ từ bên ngoài. Khuôn viên công trình rộng lớn, có trên 20 cây cổ thụ giá trị cao như tùng La Hán, thông, lộc vừng,…được gia chủ đích thân săn tìm ở Đắk Lắk, Kon Tum.