Công nghiệp dồn về phía Bắc, bất động sản Bình Dương chuyển mình

Huy Trần
Sau những thành công của các khu công nghiệp ở phía Nam, Bình Dương đang có kế hoạch phát triển tiến về phía Bắc như Bàu Bàng, Tân Uyên. 

Cân bằng hai cực Nam – Bắc

Những năm gần đây, khi quỹ đất công nghiệp tại các khu vực Dĩ An, Thuận An gần như cạn kiệt, tỉnh đã chuyển hướng quy hoạch các KCN lớn tại các khu vực còn nhiều diện tích trống như Tân Uyên, Bến Cát và Bàu Bàng...

Chủ trương chuyển hướng phát triển công nghiệp về phía Bắc với các khu công nghiệp làm đòn bẩy của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả, giúp các địa phương phát triển công nghiệp rất nhanh. Trong đó, quỹ đất dành để phát triển KCN tại huyện Bàu Bàng có 1.000ha, huyện Bắc Tân Uyên có 215ha, TP.Thủ Dầu Một có 765ha….

Lý giải cho sự dịch chuyển này, GS.TS Nguyễn Minh Hòa – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch & Phát triển TP HCM cho biết, toàn bộ vùng phía Nam của tỉnh hiện nay đã triển khai gần như dày đặc, dẫn đến một tình trạng mất cân đối. Phía Nam cũng đã đến ngưỡng, nếu cứ tiếp tục đổ dồn khu công nghiệp về đây thì sức ép lên hạ tầng, tài nguyên là rất lớn. Theo quy luật vết dầu loang thì sau khi một vùng đất đầy ắp các dự án, dịch vụ thì các kế hoạch phát triển sẽ được xúc tiến ở những vùng kế cận. Sáng giá nhất trong nhóm này là các khu vực phía Bắc

“Toàn bộ tỉnh Bình Dương có diện tích 2.700km2, thì khu vực phía Bắc này với ba huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng và Phú Giáo đã chiếm 1.600km2, tức là 42% diện tích”, ông Hòa nói.

Bên cạnh yếu tố về địa lợi, thì vị trí của phía Bắc Bình Dương cũng được cho là mang tính kết nối vùng quan trọng. Khu vực này một mặt giáp ranh với lại Bình Phước và Tây Ninh, nơi có hai dự án hạ tầng quan trọng đi qua, bao gồm tuyến đường bộ ASEAN, đi từ Mộc Bài đến Campuchia, Thái Lan và Malaysia; Cao tốc TP Hồ Chí Minh và Lộc Ninh.

Ngoài ra Bắc Bình Dương cũng kết nối thông suốt với khu vực phía Nam của tỉnh (Dĩ An, Thuận An) và TP HCM nhờ vào các trục đường huyết mạch như Quốc lộ 13 mở rộng 8 làn xe, hay đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn – Bàu Bàng đón đầu sân bay quốc tế Long Thành cũng là bước chuẩn bị nhằm mời chào các nhà đầu tư về các khu công nghiệp phía Bắc của tỉnh. Các dự án hạ tầng này đều đã bước vào những giai đoạn hoàn thiện cuối cùng nhằm đảm bảo cho giao thông liên tục, kiến tạo dòng chảy xuyên suốt của hàng hóa và nhân lực.

bat-dong-san-cong-nghiep-bac-binh-duong-1635894549.jpg

Và quan trọng hơn hết, Chính phủ đã chấp nhận cho phát triển các hình thức khu công nghiệp hoàn toàn mới ở Bình Dương. Chỉ trong vài năm tới đây, cả Bàu Bàng, Phú Giáo hay Dầu Tiếng đều sẽ mọc lên những khu công nghiệp mới mẻ, hiện đại, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, của trí tuệ nhân tạo. Đây được cho là nhân tố tạo nên một bộ mặt đô thị hoàn toàn khác biệt cho Bình Dương nói chung và phía Bắc tỉnh nói riêng.

Bất động sản Bàu Bàng đón sóng công nghiệp

Trong làn sóng dịch chuyển về phía Bắc Bình Dương, huyện Bàu Bàng được cho là địa phương hưởng lợi trực diện. Theo thống kê của UBND huyện, tính đến cuối năm 2020, Bàu Bàng thu hút 1.000 dự án phát triển công nghiệp, bao gồm 816 dự án trong nước với tổng giá trị 29.736 tỷ đồng và 184 dự án FDI với vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.

Hệ thống khu công nghiệp trong huyện chỉ trong thời gian ngắn đã phát triển mạnh mẽ, nổi bật có khu công nghiệp - đô thị Bàu Bàng quy mô 3.200 ha, Tân Bình (352,5 ha), Cây Trường (700 ha) và Lai Hưng (600ha). Sắp tới đây, Bàu Bàng cũng chuẩn bị được bổ sung thêm Khu công nghiệp Khoa học Công nghệ 900 ha và Cảng cạn IDC 20 ha, đều do “ông lớn” Becamex IDC là chủ đầu tư.

Song hành cùng các dự án công nghiệp lớn, giá trị sản xuất và thương mại của Bàu Bàng cũng thăng cấp trong suốt năm qua, dù địa phương chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ tư. Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện Bàu Bàng, 9 tháng năm 2021, tổng giá trị sản xuất toàn huyện 22.647 tỷ đồng, tăng 13,23% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu cũng tăng 12,43% so với năm ngoái.

Tương ứng với diện mạo công nghiệp và đô thị dịch vụ ngày càng thay đổi, thì thị trường bất động sản tại đây cũng không ngừng dậy sóng. Và với hệ thống nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Hòa đánh giá khu vực này hoàn toàn có tiềm năng trở thành một thành phố hạt nhân, tương tự như TP Thủ Đức. Và khi hình thái đô thị đã hiển thị, dân cư sẽ kéo về trên nguyên tắc ‘thóc đâu bồ câu đấy’. Vùng đất sẽ sôi động và giá đất sẽ tăng cao theo.

“Tiềm năng Bàu Bàng thậm chí còn có thể vượt qua các đô thị hiện hữu như TP Thủ Đức”, ông Nguyễn Minh Hòa nói.

Theo ghi nhận của các môi giới, khoảng 5-6 năm trước một số nhà đầu tư chuyên nghiệp, giao dịch theo nhóm đã tiếp cận bất động sản khu vực này. Hầu hết các giao dịch thành công đều là các sản phẩm có quy mô lớn, lên đến hàng hecta, phù hợp với nhu cầu cho thuê công nghiệp, kho bãi thương mại. Thế nhưng chỉ khoảng hai năm trở lại đây, làn sóng các nhà đầu tư cá nhân tìm đến Bàu Bàng mới ngày một tăng lên. Đây được cho là kết quả từ việc hàng loạt các chủ đầu tư đã chọn khu vực này để phát triển các dự án chiến lược, đảm bảo cả yếu tố an cư lẫn đầu tư dài hạn.

the-sun-bau-bang-bac-binh-duong-1635894549.jpg

Điển hình trong đó là dự án The Sun Bàu Bàng – phân khu đẹp nhất thuộc khu nhà ở Đức Phát 3 (tên thương mại dự án Dream City). Chỉ vừa ra mắt chưa đến nửa năm, nhưng dòng sản phẩm này đã tạo nên cơn sốt trong giới đầu tư nhờ vị trí đắc địa tại lõi trung tâm huyện, chuẩn chỉnh về quy hoạch, đồng thời minh bạch về pháp lý

Cụ thể, The Sun nằm tại trung tâm thị trấn Lai Uyên, sát cạnh Khu công nghiệp Bàu Bàng. Với lợi thế nằm trên mặt tiền đường nội bộ DX nối với trục QL13 huyết mạch dẫn từ TP HCM đến Bình Phước; tiếp giáp với trục đường Mỹ Phước - Tân Vạn, The Sun trở thành cửa ngõ giao thương chiến lược của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu - Long An. Nhờ lợi thế tâm điểm giao thương này, The Sun mở ra cơ hội kết nối thuận tiện với hệ thống tiện ích cộng đồng trong khu vực như trung tâm hành chính huyện, các khu công nghiệp, chợ Bàu Bàng, bệnh viện, trường học các cấp, khu công nghệ cao, trường đại học Việt Đức…

ha-tang-bac-binh-duong-1635894549.jpg

Đặc biệt, tháng 7 mới đây, chủ đầu tư Đức Phát đã bắt tay cùng Công ty Cổ phần Xây dựng An Phú Gia khởi công chuỗi tiện ích nội khu liên cấp gồm trường cấp 1, 2,3; chợ Đức Phát 3, Trung tâm y tế tại dự án Đức Phát 3 (Dream City). Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình kiến tạo nên một khu đô thị kiểu mẫu tại trung tâm Bàu Bàng, Bình Dương.

Theo đánh giá của giới đầu tư, The Sun Bàu Bàng sẽ càng hút khách hơn sau giãn cách và liên thông giữa các tỉnh thành đã được tái lập. Chỉ hơn 30 phút, khách hàng từ TP HCM, Đồng Nai, Long An… có thể tham quan trải nghiệm, tận mắt nhìn thấy những tiện ích và hệ thống hạ tầng đã đi vào giai đoạn hoàn thiện tại dự án. Với mức giá chỉ dưới một tỷ đồng cho một sản phẩm cùng chính sách thanh toán linh hoạt, nhẹ túi, The Sun Bàu Bàng được dự báo sẽ sớm tăng tốc tiêu thụ nhanh chóng như giai đoạn trước dịch, sớm về đích trong hành trình tìm kiếm chủ nhân vào cuối năm nay.

Hoàng Danh