12-1631343703.jpg
Trung tâm Thương mại Thế giới (TTTMTG) - khu phức hợp gồm các tòa nhà được xây dụng xung quanh quảng trường trung tâm thành phố New York. Đây cũng là nơi xảy ra nhiều vụ tang thương nhất trong cuộc tấn công khủng bố trong lịch sử nước Mỹ vào năm 2001. 
1-1631343702.jpg
Tòa Tháp Đôi được thiết kế bởi kiến trúc sư Minoru Yamasaki người Mỹ gốc Nhật. Vào năm 1962, ông được chính phủ trao quyền thiết kế TTTMTG. Khi đấy ông 50 tuổi và đạt được nhiều danh tiếng trong nghề nhờ những công trình kiến trúc nổi bật như Lambert-St. Louis Airport (1956) và dự án nhà ở cộng đồng hiện đại Pruitt-Igoe (1956). Tuy nhiên tại thời điểm đó ông chưa từng thực hiện bản thiết kế tòa nhà nào cao hơn 20 tầng.
2-1631343702.jpg
Kiến trúc sư Yamasaki đã vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối và nặng nhất là nạn phân biệt chủng tộc. Bỏ lơ sự khinh thường, Yamasaki đã tập trung đề xuất 100 bản thiết kế mẫu để đáp ứng yêu cầu của chính quyền. Ý tưởng về tòa tháp đôi xuất hiện vào bản biến thể thứ 40, nhưng đội ngũ của ông vẫn cố gắng sáng tạo để chắc chắn rằng không bỏ sót ý tưởng thiết kế nào.
3-1631343702.jpg
Thống đốc Nelson Rockefeller xem mô hình Trung tâm Thương mại Thế giới với kiến ​​trúc sư Minoru Yamasaki vào năm 1964.
4-1631343702.jpg
Trung tâm Thương mại Thế giới được chính thức khởi công vào năm 1970 và dự kiến hoàn thành trong vòng 2 năm. Dự án gồm hai tòa tháp đôi khổng lồ, mỗi tòa tháp có 110 tầng, tạo thành một nét đặc trưng của New York. Đỉnh của tòa thứ 1 cao tới 417 mét, và tòa thứ 2 cao 415 mét.
5-1631343702.jpg
Khu phức hợp nằm ở mũi phía tây nam của Manhattan, gần con sông Hudson và cách Phố Wall vài dãy nhà về phía Tây Bắc 
6-1631343702.jpg
Theo bản thiết kế, hai tòa Tháp Đôi được nâng đỡ bởi những cột thép được đặt cách nhau khoảng 6m. Phía tường ngoài được bao bọc bởi những khung thép cứng cáp nhằm bảo vệ tòa nhà khỏi sức gió cực mạnh 241km/h từ cảng biển thổi vào.
7-1631343702.jpg
Trong quá trình xây dựng, việc di chuyển các thanh thép lên cao là cực kỳ khó khăn. Cần phải sử dụng 4 cần cẩu kangaroo để nhấc được khung thép nặng hơn 800 tấn đến điểm xây dựng.
8-1631343702.jpg
Cấu trúc đỉnh của tòa tháp gồm các dầm chéo để kết nối phần lõi với cấu trúc tường xung quanh.
9-1631343702.jpg
Số lượng nhân công tham gia vào xây dựng Tòa Tháp Đôi lên đến 3.600 người.
11-1631343702.jpg
Khi hoàn thiện, mỗi ​​tòa tháp có 97 thang máy chở khách, 21.800 cửa sổ và khoảng 0,4 ha diện tích cho thuê tại mỗi tầng. Một đài quan sát được đặt trên tầng 107 của tháp phía Nam (Tòa tháp 2), và một cột phát sóng truyền hình cao 110 mét được gắn vào tháp phía bắc (Tòa tháp 1).

VỤ KHỦNG BỐ 11/9 - NỖI ĐAU CỦA NƯỚC MỸ

13-1631343703.jpg
Tòa Tháp Đôi nằm tại vị trí đắc địa ngay khu vực trung tâm New York, nhưng cũng vì vậy mà trở thành điểm nhắm của những kẻ khủng bố. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 11/09/2001, những kẻ không tặc đã cố tình lái hai chiếc máy bay đâm chính diện vào 2 tòa tháp.
14-1631343703.jpg
Chiếc đầu tiên tấn công tháp phía bắc lúc 8:46 sáng và chiếc thứ hai đâm vào tháp phía nam lúc 9:03. Bị hư hại nặng và chìm trong biển lửa, tòa tháp phía nam suy yếu sụp đổ lúc 9:59; tháp phía bắc cũng sập khoảng nửa giờ sau đó.
15-1631343703.jpg
Các mảnh vỡ từ các tòa tháp cũng phá hủy hoặc làm hư hại các tòa nhà kề cận và xung quanh khu phức hợp. Có khoảng 2.750 người đã thiệt mạng từ vụ tấn công.

20 NĂM SAU TÒA THÁP ĐÔI XUẤT HIỆN Ở KHẮP NƠI TRÊN ĐẤT MỸ

ban-do-vi-tri-dai-tuong-niem-1631343703.jpg
20 năm sau, các mảnh thép của các tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới đã được phân phối trên khắp nước Mỹ để tạo ra hàng nghìn đài tưởng niệm tại địa phương.
16-1631343703.jpg
Đài tưởng niệm lớn và đẹp nhất được đặt tại New York, được gọi là "Reflecting Absence" (tạm dịch: Sự vắng mặt). Kiến trúc của đài bao gồm hai hồ nước, bao quanh là cây cối và những bức tường có khắc tên các nạn nhân.
18-1631343703.jpg
Đài tưởng niệm được thiết kế bởi Michael Arad - kiến trúc sư người Mỹ gốc Israel. (Ảnh Arad đứng trước Đài tưởng niệm trong lễ khai mạc năm 2013)
21-1631343703.jpg
Những công trình Đài tưởng niệm lớn chỉ được xây dựng ở những thành phố lớn. Chính vì thế những người dân địa phương đã vận chuyển những khối dầm chữ I hoặc mảnh thép đã bị cháy xém và đặt ở những không gian nhỏ như công viên, bãi đậu xe ngoại ô, bên ngoài tòa nhà công cộng để làm thành những đài tưởng niệm nhỏ. (Ảnh đài tưởng niệm 11/9 ở Winslow, Arizona.)
20-1631343703.jpg
Một đài tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới của nghệ sĩ Heath Satow ở Rosemead, California. Tác phẩm điêu khắc 2.976 con chim bồ câu bằng thép không gỉ, đại diện cho các nạn nhân của các cuộc tấn công năm 2001, được hàn lại với nhau để tạo ra một đôi bàn tay khổng lồ nâng một thanh thép cháy xém từ các tòa tháp. 
19-1631343703.jpg
Các hiện vật tàn dư từ Trung tâm Thương mại Thế giới được lưu trữ trong Hangar 17 tại John F. Kennedy Airport ở Queens vào năm 2011.