Mặc dù kiến trúc tứ hợp viện không còn hợp thời, nhưng vẫn là một ý tưởng thiết kế hay cho bất động sản nghỉ dưỡng hoặc các gia đình muốn có một không gian sống độc đáo.
Tứ hợp viện là gì?
“Tứ hợp viện" hay "Tứ hợp phòng” là một dạng kiến trúc tổ hợp của người dân ở Hoa Bắc Trung Quốc. Nhà tứ hợp viện được xây dựng xung quanh các khu vườn theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhà tứ hợp viện thường có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang nằm ở hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện nhà chính. Bốn căn nhà được đặt bao quanh một cái sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.
"Tứ" là chỉ số 4 và "viện" là khoảng không gian như sân, vườn trong nhà. "Tứ hợp viện" là một khu vực vườn được kết hợp từ bốn hướng: Đông, Tây, Nam và Bắc nên đây là kiểu nhà truyền thống của dân tộc Hán sống ở phía Bắc. Ngày nay chúng ta vẫn có thể bắt gặp nhiều thiết kế nhà tứ hợp viện ở vùng nông thôn Trung Quốc hay điển hình nhất là Bắc Kinh.
Ưu và nhược điểm khi thiết kế nhà ở theo phong cách tứ hợp viện
Ưu điểm
- Nhờ thiết kế hình vuông hoặc hình chữ nhật nên không gian rộng rãi và tối đa được diện tích
- Có rất nhiều viện nên mang lại không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình.
- Do diện tích rộng nên 3 thế hệ vẫn có thể chung sống nhưng sự ngăn cách giữa các căn nhà vẫn được đảm bảo.
- Mỗi viện có thể được trang trí khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người, nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất.
- Có một khoảng sân vườn rộng.
Nhược điểm
- Giá cực cao: Do diện tích đất sử dụng lớn và thiết kế rất cổ kính nên có giá trị lưu trữ cao.
- Nếu gia đình ít người sẽ khó có sự liên kết giữa các thành viên.
- Kiến trúc và phân loại tứ hợp viện
Tứ hợp viện là một khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, tức là nhà chính và nhà ngang hướng Đông - Tây được bao bọc bởi một dãy nhà có cửa phía trước. Mặc dù ngôi nhà được gọi là tứ hợp viện nhưng không nhất thiết chỉ có một sân trong. Trên thực tế, những gia đình giàu có ngày xưa, tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu của gia chủ mà có thể có những "đại hợp viện" sở hữu từ 7 đến 9 sân, có những khu nhà tứ hợp viện nhỏ khi đó khoảng sân giữa khá nhỏ nhưng có những khu nhà tứ hợp viện rộng rãi được thiết kế và thi công tỉ mỉ, khang trang.
Về hình dáng và phân loại tứ hợp viện, bạn có thể tham khảo cấu trúc sau:
- Tứ hợp viện một sân (cấu trúc giống hình chữ khẩu “口”): được gọi là Nhị tiến Nhất viện
- Tứ hợp viện hai sân (cấu trúc giống hình chữ nhật “日”): được gọi là Tam tiến Nhị viện
- Tứ hợp viện ba sân (cấu trúc giống hình chữ mục “目”): được gọi là Tứ tiến Tam viện
Nói chung, trong một khu vườn nhất tiến là một dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến hoặc sau tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong. Nhà tứ hợp viện gồm nhiều kiểu ở các địa phương khác nhau, nhưng điển hình nhất vẫn là nhà tứ hợp viện ở Bắc Kinh
Nhà hướng Bắc gọi là “chính phòng”, nói rõ hướng chính của tứ hợp viện là nhìn từ Bắc về Nam, nhà hướng Nam gọi là “đảo tọa”, hai bên Đông - Tây gọi là “sương phòng”. Sương phòng là không gian dành cho phụ nữ và gia đình của họ, người thường không phận sự không được phép vào.
Đặc điểm ngoại thất nhà tứ hợp viện
- Đặc điểm chung của tứ hợp viện:
Nhìn từ trên cao, tứ hợp viện trông giống như một chiếc hộp lớn được tạo thành từ bốn hộp nhỏ. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông gọn gàng.
Đặc điểm chung của các công trình tứ hợp viện là số tầng chỉ được xây từ 1 đến 2 tầng và không được vượt quá 2 tầng. Mái nhà đưa rộng có mái được uốn cong mềm mại thoát tục. Nhà tứ hợp viện được xây dựng hầu hết từ gỗ, tất cả các ngôi nhà trong tứ hợp đều có bậc tam cấp dẫn lên tiền sảnh và tiền sảnh có cột gỗ tròn rất đẹp. Ngoài ra, để đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng, người Trung Quốc còn sử dụng cửa kính kết hợp với gỗ, tuy nhiên chỉ những gia đình giàu có mới sử dụng kính làm cửa.
- Hành lang: Hành lang nối bốn viện bao quanh sân giữa theo bốn hướng, là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế của tứ hợp viện.
Ngôi nhà được thiết kế với phần mái hướng ra ngoài tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa, mái nhà là kiểu mái nghiêng lát ngói xám đặc trưng. Trong sân vườn trồng nhiều cây xanh giúp kết nối các không gian và giúp tinh thần con người trở nên thoải mái.
- Cửa chính và thùy hoa môn:
Cửa ra vào của tứ hợp viện còn thể hiện “bộ mặt” của gia chủ và đánh giá đẳng cấp của ngôi nhà. Đối với dạng tứ hợp viện 2 đến 3 sân, ngăn cách giữa ngoại viện và nội thất bên trong là cửa thùy hoa mặc dù đây không phải là lối vào chính nhưng nó vẫn rất quan trọng.
Cửa chính là cửa thể hiện địa vị của các thành viên trong gia đình. Thiết kế của ngôi nhà dù là kiểu dáng, màu sắc, mái nhà,… đều mang một ý nghĩa riêng. Cửa chính của một gia đình trung bình cũng phải có đủ đá chắn cửa (hình cái gối, để giữ cố định khi gió thổi), và chốt (hình chiếc trâm để giữ một phần cửa cố định), đá ôm trống (là vật trang trí ngoài cửa có hình dạng như cái trống, có nguồn gốc từ xa xưa, có tác dụng trang trí).
Cửa thùy hoa có đặc điểm là cột trụ lơ lửng không chạm đất, phía trên được chạm trổ hoa văn tinh xảo như hoa sen hoặc đài hoa, chuỗi hạt, quả lựu và các loại hoa văn khác sặc sỡ như đang khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thùy hoa môn là một loại cửa tương đối được coi trọng trong Tứ hợp viện, hình thức thẩm mỹ của nó giúp ngăn cách ngoại thất và nội thất của Tứ hợp viện.
Thùy hoa môn được đặt tại đường trục chính, ở chính giữa phía bắc của ngoại viện, nằm trên bậc đá cao ba bậc hoặc năm bậc, dùng để ngăn cách phần trước và sau của viện. Phía trước viện là nơi gia chủ tiếp khách, phía sau là nơi ở của người trong gia đình, người ngoài không được phép vào, ngay cả người hầu nam cũng không ngoại lệ.
Người Trung Quốc rất coi trọng thể diện, để biết địa vị của một người có cao hay không, của cải nhiều hay ít còn phụ thuộc vào kích thước của tứ hợp viện và cửa ra vào. Thiết kế nhà tứ hợp viện phần trước cửa thường được trang trí rất đẹp, đặc biệt có hai con vật bằng đá. Hai con vật này có thể là chó, hổ, sư tử hoặc rồng tùy theo gia chủ.
Nhà tứ hợp viện có thích hợp xây ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, kiến trúc truyền thống có sự tương đồng với tứ hợp viện, cũng là xây dựng ngôi nhà ngang hình chữ nhật với các quần thể liền nhau, nhưng theo hình chữ L hoặc chữ U không bịt kín như tứ hợp viện mà có sự thông thoáng hơn. Ngôi nhà truyền thống ở Việt Nam gồm nhà chính, nhà bếp có kho, giường con gái trong nhà. Mặc dù thứ bậc cũng được thể hiện trong cách bố trí cấu trúc ngôi nhà, nhưng kiểu nhà ở truyền thống của người Việt không mang tính chất riêng tư như các gia đình Trung Quốc xưa.
Tuy nhiên, do cấu trúc khép kín của tứ hợp viện nên thiết kế của nhà tứ hợp viện sẽ chỉ phù hợp với khu vực phía Bắc lạnh giá như Trung Quốc, không phù hợp với khí hậu nóng bức, bí bách của Việt Nam.
Hiện nay, với sự phát triển của dịch vụ du lịch tại các khu nghỉ dưỡng của Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng mô hình kiến trúc tứ hợp viện hiện đại vào việc kinh doanh phát triển du lịch và xây dựng một trong những thiết kế homestay ấn tượng. Để giảm chi phí xây dựng, nên chú ý trang trí sân vườn, tạo không gian xanh hữu tình đậm chất Trung Hoa với những hình ảnh đẹp mắt như đèn lồng, cây cối nhưng được thi công bằng những vật liệu đơn giản xây dựng lên những homestay, resort giá rẻ theo lối kiến trúc tứ hợp viện. Tuy nhiên, kiến trúc tứ hợp viện chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh ở nước ta như: Sapa, Hà Giang… và nhiều vùng núi cao khác.