Ưu điểm của mái che cửa sổ
Mái che cửa sổ có chức năng che chắn nắng mưa cho công trình, hạn chế ánh nắng trực tiếp vào nhà, cản tia UV. Khi mưa lớn, mái che ngăn không cho mưa tạt vào phòng nhằm bảo vệ đồ đạc trong nhà trước các tác động của thời tiết.
Chống nóng: Mái che cửa sổ có tác dụng ngăn ánh nắng chiếu vào phòng, giúp nhiệt độ trong nhà ổn định hơn và giúp không khí trong nhà luôn mát mẻ trong những ngày hè oi bức.
Dùng để trang trí: Mái che cửa sổ cũng là một sản phẩm trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn.
Các loại mái che cửa sổ phổ biến
1. Mái che cửa sổ bằng ngói
Mái ngói che cửa sổ có thể coi là mẫu mái che có chất lượng cao nhất hiện nay vì ngói là loại vật liệu có khả năng chống nóng, cách nhiệt vượt trội so với các vật liệu khác. Với kiểu dáng và màu sắc đa dạng, mẫu mái che này hứa hẹn sẽ phù hợp với nhiều công trình kiến trúc nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà mang phong cách thiết kế cổ điển.
Các loại ngói phổ thường được sử dụng làm mái che cửa sổ:
Ngói đất nung: Đây là loại ngói truyền thống thường được nhiều người lựa chọn để thi công. Không chỉ dành cho mái nhà, ngói đất nung còn rất thích hợp để làm mái ngói khung sắt che cửa sổ. Bởi màu ngói đỏ tự nhiên dễ dàng ăn nhập với nhiều kiểu dáng của ngôi nhà. Loại ngói này nhìn chung khá bền, chịu lực và chịu nhiệt cực tốt, có tuổi thọ lên tới hàng chục năm, ít bị rêu mốc.
Ngói tráng men: Với màu sắc đa dạng và độ bóng tuyệt đẹp, ngói tráng men giúp tổng thể công trình trở nên nổi bật hơn. Đặc biệt ngói tráng men có độ bền cao, khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Do đó khi sử dụng để thi công ít xảy ra hiện tượng nứt, cong vênh.
Ngói màu xi măng: Ngói màu xi măng phù hợp với những công trình mang hơi hướng hiện đại. Bởi vì, ngói có màu sắc lạ mắt, kiểu dáng sang trọng, hiện đại. Ngói màu xi măng còn đảm bảo độ bền đẹp, chống rêu mốc hoàn hảo nên tuổi thọ của ngói có thể lên tới hàng chục năm.
2. Mái che cửa sổ bằng tôn
Mái che cửa sổ bằng tôn được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Điểm nổi bật của loại mái che này là khả năng che chắn tốt, dễ dàng lắp ráp, thi công, bảo hành và thay thế thuận tiện nên giá thành của loại mái che này khá rẻ.
Nhược điểm của loại mái này là khả năng cách nhiệt, cách âm kém, dễ bị han gỉ sau một thời gian sử dụng do các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mái tôn ra đời với những cải tiến mới nhằm hạn chế những khuyết điểm của loại vật liệu này nên sử dụng tôn làm mái che cửa sổ vẫn được
3. Mái che cửa sổ bằng sắt
Mái che cửa sổ bằng sắt tạo sự chắc chắn cũng như mang lại tính thẩm mỹ và đẳng cấp cho công trình kiến trúc trưng dụng. Mái che cửa sổ bằng sắt thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc, nhà ở, biệt thự cao cấp. Thông thường mái của loại mái che bằng sắt được lợp bằng sắt, bằng kính cường lực hoặc tấm polycarbonate và khung sắt được gia công từ sắt nghệ thuật.
4. Mái vòm che cửa sổ
Mái vòm che cửa sổ hay còn được gọi là mái vòm thẩm mỹ, vì ngoài chức năng che mưa, che nắng, mái vòm này được lắp đặt còn làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Độ bền của loại mái che này rất tốt, nguyên liệu tạo nên mái vòm che cửa sổ hầu hết là các nguyên liệu ngoại nhập được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao. Các tấm mái vòm thường là bạt và có khung bằng thép, vì vậy đây là một sản phẩm rất chắc chắn. Các loại mái vòm che cửa sổ thông dụng nhất hiện nay bao gồm: Mái vòm bạt, Mái vòm kính cường lực, Mái vòm poly.
5. Mái che cửa sổ bằng vải bạt
Không giống như các loại mái che khác, mái che cửa sổ bằng vải bạt là một loại mái che linh hoạt, nó có thể mở ra và thu vào bằng mượn lực của con người. Mái che được làm bằng vải bạt thường có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Ngoài ra, chi phí lắp đặt loại mái che này rất phải chăng, dễ dàng lắp đặt và phù hợp với hầu hết mọi công trình. Với mẫu mái che cửa sổ bằng vải bạt, người tiêu dùng có thể lựa chọn một trong hai loại: Mái bạt che cửa sổ tay quay, tay kéo, Mái bạt che cửa sổ tự cuốn
6. Mái che cửa sổ bằng bê tông
Điểm nổi bật của loại mái che này là giá thành rẻ, độ bền cao nhưng xét về tính thẩm mỹ thì mái che này không phát huy được tính năng này, việc che nắng che mưa cũng không đạt được chất lượng cao so với các loại mái che cửa sổ khác.
7. Mái che cửa sổ bằng kính
Thiết kế mái che bằng kính không quá mới mẻ đối với không gian. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc mái che đơn giản, không cầu kỳ thì mái che bằng kính chính là sự lựa chọn dành cho bạn. Mái che cửa sổ bằng kính đơn giản trong thiết kế, dễ lắp đặt và giá cả phải chăng.
8. Mái che vải bạt giả ngói/ gỗ
Mẫu mái che độc đáo này được làm bằng vải bạt chất lượng cao. Thông qua việc sử dụng màu sắc một cách khéo léo giúp tạo nên nét thẩm mỹ ấn tượng cho sản phẩm. Khi nhìn vào bạn sẽ thấy mẫu mái này giống như được làm từ ngói và gỗ.
Với màu sắc và kiểu dáng này, sản phẩm mái che vải bạt giả ngói/gỗ độc đáo này rất phù hợp với những công trình nhà mang phong cách cổ điển, được rất nhiều người ưa chuộng vì loại mái che này sẽ tạo ra những đường nét cũ kỹ và gây ấn tượng.
Những lưu ý quan trọng khi thi công mái che cửa sổ
Kích thước mái che
Mái che phải có kích thước phù hợp không chỉ với cửa sổ mà còn là tổng thể ngôi nhà. Một mái che có kích thước nhỏ không thể đáp ứng được yêu cầu che nắng, che mưa, nhưng nếu quá lớn có thể làm hỏng tính thẩm mỹ của công trình.
Vị trí lắp đặt mái che
Mái che cửa sổ không nên lắp ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, ngoài ra, độ dốc của mái cũng cần được tính toán cẩn thận và chính xác. Cụ thể, đối với mái bạt, độ nghiêng phải đảm bảo không để mái bị tốc, thổi ngược khi trời mưa gió, còn đối với mái làm bằng vật liệu khác như: kính cường lực, tôn, gạch men, tấm poly... thì phải đảm bảo tự thoát nước và làm sạch sau mỗi trận mưa gió để tránh hư hỏng mái che.
Công cụ lắp đặt
Các công cụ chuyên dụng được khuyến nghị sử dụng thay vì dùng các công cụ tạm bợ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và độ chắc chắn, kiên cố của mái che sau khi hoàn thành.
Các công cụ đảm bảo an toàn cho quá trình lắp đặt
Khi lắp khung và mái che, người thực hiện phải có các dụng cụ an toàn như dây an toàn, mũ bảo hiểm, thang thăng bằng,... để giảm thiểu rủi ro tai nạn.
Kiểm tra lại sau khi lắp đặt xong
Sau khi lắp đặt, người thực hiện cần kiểm tra mái, khung mái, các mối nối bên trong và bên ngoài để đảm bảo mọi thứ được gắn chặt. Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết ốc, vít,...còn sót lại để không ảnh hưởng đến tuổi thọ của mái che cửa sổ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.