Sau hai năm đóng băng bởi dịch bệnh, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội khởi động trở lại. Ngành được bổ sung nguồn cung mới từ một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng mới được khai trương và đi vào hoạt động.
Các buổi ra mắt dự án được triển khai hoành tráng đã khuấy động thị trường, thu hút sự quan tâm đông đảo nhà đầu tư. Điển hình như Maia Resort Quy Nhơn, Charm Resort Hồ Tràm, Meyhomes Capital Phú Quốc… được chào bán. Tại những khu vực như Quy Nhơn, Bình Thuận, Hồ Tràm trở thành tâm điểm với loạt dự án mới nhấn mạnh đến tiện ích và trải nghiệm người dùng. Thị trường cũng ghi nhận công suất cho thuê của các khách sạn có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn chưa bằng so với trước đại dịch.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch và sự quay trở lại của khách quốc tế. Việc Việt Nam đã mở lại đường bay quốc tế, ngành du lịch đã tìm thấy “cửa sáng” và đang dần năng động trở lại dù có chậm hơn một số lĩnh vực khác. Theo đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng đang dần “ấm” lên. Điều đáng nói là các nhà đầu tư vào phân khúc này thường có tư duy dài hạn thay vì tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Thị trường có nhiều yếu tố để họ tin vào chu kỳ tăng trưởng mới của BĐS nghỉ dưỡng đang mở ra.
Thứ nhất, Việt Nam vốn sở hữu nhiều lợi thế với bờ biển dài và đẹp cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong tương lai gần, các dự án BĐS nghỉ dưỡng hạng sang cũng sẽ được phát triển nhiều hơn bởi các chủ đầu tư tại nhiều địa phương ven biển Việt Nam. Xu hướng hợp tác với nhiều nhà điều hành nổi tiếng trên thế giới giúp nâng tầm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Song song, các chủ đầu tư cũng tranh thủ đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để cùng tạo nên hiệu ứng tốt hơn. Thị trường bất động sản phía Nam sở hữu ưu thế hơn khí hậu nắng ấm quanh năm thu hút nhiều dự án hơn nhưng các tỉnh thành phía Bắc.
Thứ hai, không giống như nhiều phân khúc khác, BĐS nghỉ dưỡng nhìn chung không tăng giá quá nhiều trong hai năm khó khăn, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chẳng hạn như đất nền, đất nông nghiệp tăng manhj, có nơi tăng vài chục phần trăm, trong khi biệt thự nghỉ dưỡng chỉ tăng trong khoảng 4-5%. Đây cũng sẽ là một lý do khiến cho nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc này có thêm động lực để “xuống tiền”.
Thứ ba, về dài hạn, với việc dự kiến khoảng gần 114.000 tỷ đồng thuộc gói kích thích kinh tế sẽ được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ là động lực quan trọng cho BĐS nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường BĐS nói chung.
Tuy nhiên, BĐS nghỉ dưỡng vẫn có những rủi ro tiềm tàng mà các chủ đầu tư và nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ bao gồm áp lực gia tăng chi phí đầu vào, số lượng và trình độ tay nghề của nguồn nhân lực hay thậm chí cả những nguy cơ dịch bệnh mới.
Đồng quan điểm, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC đánh giá từ đầu năm 2022, nhu cầu du lịch đã bắt đầu quay trở lại, bao gồm các hoạt động du lịch quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực có ít rào cản nhất đối với thị trường khách quốc tế và đứng trước cơ hội đón đầu nhu cầu phục hồi du lịch từ nhóm khách châu Á sau một thời gian dài phải tạm dừng thực hiện các chuyến đi.
Các khách sạn trong thành phố cũng ghi nhận sự tăng trưởng nguồn khách quốc tế trong vài tuần qua khu vực dự kiến tăng gấp đôi trong ba năm tới, từ 127 lên 261 dự án vào năm 2025. Tuy giá phòng và công suất của các khách sạn vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch và so với một vài điểm đến khác trong khu vực nhưng nhìn chung hai chỉ số này đều có xu hướng cải thiện. Điều này có thể gia tăng áp lực cạnh tranh về giá tại một số điểm đến cũng như về nguồn nhân lực của ngành khách sạn Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông cũng nhán mạnh đến việc chú trọng yếu tố bền vững có thể giúp nhiều chủ đầu tư gia tăng lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn vận hành các dự án. Để có thể cạnh tranh và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch. Điều này cần một sự phối hợp đồng bộ từ các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương đến các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực.