Những kinh nghiệm từng trải trong đợt dịch COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ưu tiên yếu tố an toàn và thanh khoản cao khi đầu tư số tiền lớn vào bất động sản. Các hình thức đầu tư “đánh bắt xa bờ” hoặc lướt sóng bất động sản cũng không còn được ưa chuộng như trước. Thay vào đó là xu hướng tập trung đâu tư vào những nơi mà họ có thể dễ dàng nắm thế chủ động, tiếp cận bằng phương tiện cá nhân chỉ trong 1 – 2 giờ di chuyển. Bên cạnh đó những khu vực này còn quỹ đất lớn, quy hoạch bài bản, hạ tầng phát triển nhanh chóng và quan trọng là thu hút người mua có nhu cầu ở thực.

Theo nghiên cứu mới đây của Batdongsan.com.vn cùng Intuit Singapore cho thấy, xu hướng ly tâm đang ngày càng gia tăng hậu Covid 19. Theo đó, gần 50% người mua nhà có xu hướng dịch chuyển nhu cầu sang nhà có diện tích lớn hơn. Trong số đó có 40% người lựa chọn khu vực ít đông đúc hoặc ngoại thành, gần 60% còn lại ưu tiên môi trường sống xanh, thoáng và gần các tiện ích giao thông công cộng, các cơ sở ăn uống, trung tâm thương mại, bách hóa tổng hợp ngoại thành. 

Trước sự chuyển dịch khẩu vị về các bất động sản đô thị vùng ven quy mô lớn, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh đánh giá bất động sản vùng ven có tỷ suất sinh lời cao và tốc độ tăng giá cũng cao hơn khu trung tâm TP.HCM nhờ yếu tố "giá mềm". Hơn nữa, ông cho rằng các hoạt động đầu tư công và hoàn thiện hạ tầng giao thông thị trường phía Nam sẽ được ưu tiên phát triển trong những năm sắp tới. 

Như vậy trong bối cảnh giá đất “nhảy số” liên tục, đâu sẽ là những khu vực tiềm năng để các nhà đầu tư an tâm gửi gắm dòng tiền của mình trong 5 năm tới?

Bất động sản Tây Ninh

Xem thêm: Toàn cảnh Bất động sản Tây Ninh: hướng phát triển tương lai

Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế khi sở hữu quỹ đất rộng, giá bán còn thấp ở mức 1 – 5 triệu đồng/m2 tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án mang lại tỷ suất sinh lời cao. Bên cạnh đó, tỉnh còn có đường biên giới dài 240km, giáp 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia với 3 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam), 3 cửa khẩu chính, 11 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở. Mặt khác, đường Xuyên Á là cửa ngõ quan trọng nối liền TP.HCM với thủ đô Phnom Penh, Campuchia và các nước ASEAN. Campuchia và Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Xuyên Á kết nối TPHCM với thủ đô Phnom Penh, Campuchia để tăng cường hợp tác giao thương giữa hai nước nói riêng và các nước ASEAN nói chung.

dat-nen-tay-ninh-min-1644199611.jpg

Những năm trở lại đây, tỉnh Tây Ninh đã có những bước đột phá mạnh trong việc phát triển kinh tế. Các cấp chính quyền nhanh chóng quy hoạch tỉnh trở thành đô thị vệ tinh của TPHCM và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy, nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế đã chọn Tây Ninh làm điểm để xây dựng nhà máy và mở rộng thị phần.

Bên cạnh đó, việc hình thành các khu dân cư liền kề hoặc ngay trong khu công nghiệp trở thành xu hướng tất yếu. Tính đến nay, lượng công nhân ở các khu công nghiệp đã lên đến hơn 133.000 người. Dự tính đến năm 2022, Tây Ninh sẽ mở thêm khu công nghiệp Hiệp Thạnh với quy mô 573ha, khi đó sẽ thu hút thêm người dân đến sinh sống và làm việc tại tỉnh.

Bất động sản Đắk Nông

Xem thêm: Đăk Nông -  điểm sáng cho giới đầu tư năm 2022

Đắk Nông được xem là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất Tây Nguyên, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao, nhiều rừng, hồ, suối, động thực vật. Nơi đây cũng đang được rất nhiều nhà đầu tư săn đón với những ý tưởng về các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

bat-dong-san-dak-nong-1644199853.JPG

Nắm bắt những lợi thế của vùng, trong những năm gần đây, Đắk Nông chú trọng kêu gọi các chủ đầu tư lớn về phát triển và khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng tại khu vực Tà Đùng. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc tại Đắk Nông, được ví như "Vịnh Hạ Long trên cao nguyên" với diện tích gần 5.000ha mặt nước và hơn 40 hòn đảo, bán đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo.

Ngoài ra, phía Tỉnh ủy cũng ban hành Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết nhấn mạnh tới việc ưu tiên phát triển các dự án kết nối hạ tầng giao thông phù hợp với quy hoạch, có tính kết nối, lan tỏa. Trọng tâm là kết nối với các khu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và du lịch trọng điểm của tỉnh. 
Tỉnh huy động tối đa nguồn lực, ưu tiên các dự án đầu tư theo hình thức PPP để kết nối hạ tầng giao thông. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, đầu tư đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành dài khoảng 140km. Tỉnh cũng có chủ trương lập Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành (Bình Phước) nối với tuyến đường sắt xuyên Á xuống cảng Thị Vải (tuyến Đăk Nông - Chơn Thành - Dĩ An - Lộc Ninh đến cảng Thị Vải) phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, nhất là bô xít và các sản phẩm từ ngành công nghiệp alumin, nhôm…

Hưởng ứng những chính sách phát triển của tỉnh, đầu năm nay, sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thế mạnh Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va và Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Tâm đã trình bày ý tưởng về một dự án khu du lịch tại khu vực Huyện Đắk Glong và Vườn quốc gia Tà Đùng quy mô lớn khoảng 23.500ha. 

Theo các môi giới nhiều năm kinh nghiệm ở khu vực Tà Đùng cho biết hiện tại các sản phẩm giao dịch tại nơi đây đều có diện tích lớn từ vài nghìn m2 cho đến vài hecta, chỉ dành cho những nhà đầu tư có bề dày kinh nghiệm, tài chính khá từ 4 – 7 tỷ đồng. Các chủ sở hữu đất Tà Đùng đều có nhu cầu xây homestay, khu nghỉ dưỡng,… nhằm mục đích khai thác du lịch, không có hiện tượng mua đi bán lại hay gằm hàng kiếm lời, tạo giá trị ảo.

Khu vực dưới chân đèo Bảo Lộc 

Trước xu hướng tìm ngôi nhà thứ hai thoáng mát với view sông núi đắt giá, đất ở Bảo Lộc luôn là miếng bánh tiềm năng đối với các nhà đầu tư từ Bắc chí Nam. Song song đó, tại khu vực Đồng Nai cũng được đẩy mạnh đầu tư nhiều công trình trọng điểm như như sân bay Quốc tế Long Thành, hệ thống các trục đường cao tốc kết nối như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và sắp tới là cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu… 

Nắm bắt cơ hội từ thông tin tích cực của cả hai vùng, nhiều nhà đầu tư thay vì cố nhảy vào những khu vực đất có giá cao ngất ngưỡng, đã bắt đầu di chuyển bán kính xa hơn để tìm kiếm những lô đất dưới chân đèo Bảo Lộc nhưng nằm sát tỉnh Đồng Nai. Đặc điểm của các lô đất này là giá còn mềm nhưng có cảnh quan rất đẹp, phía trước là mặt tiền đường, phía sau là view suối hoặc đồi núi; hoặc xung quanh là các trạm dừng chân, khu Bungalow nghỉ dưỡng, khu du lịch đang xây dựng,...

Bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu

Xem thêm: Toàn cảnh BĐS vùng ven TP.HCM: Bà Rịa - Vũng Tàu 

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển thần tốc của hệ thống hạ tầng logistic và liên kết liên vùng, Bà Rịa – Vũng Tàu nổi lên như điểm sáng bất động sản của Đông Nam Bộ. Theo phân tích từ các chuyên gia BĐS, hạ tầng giao thông là thế mạnh giúp Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành sân chơi bất động sản được dân đầu tư ưa chuộng nhất. 

Tính đến năm 2021, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh đã cơ bản hoàn thành bộ khung kết cấu chung với tổng chiều dài 4.380km. Một số tuyến giao thông trọng điểm trên địa bàn như Quốc lộ 51, 55, 56 qua địa bàn tỉnh được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục thực hiện 11 công trình trọng điểm điển hình như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án đầu tư nâng cấp sân bay Côn Đảo, cảng tàu khách quốc tế Vũng Tàu, sân bay Gò Găng. Khi các cửa ngõ được khai thông đã tạo thuận lợi để tỉnh thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, cảng biển, cảng thủy nội địa và trở thành "cửa ngõ ra biển Đông" với các tỉnh phía Nam.

Cộng hưởng cùng quỹ đất dồi dào với giá đất mềm, một làn sóng nhà đầu tư kéo đến đây để đón đầu đà tăng giá trong tương lai. Số liệu từ Batdongsan.com.vn chỉ ra, sau giai đoạn giãn cách, Bà Rịa – Vũng Tàu là thị trường đứng đầu về thu hút người mua đất nền, nhà phố với mức tăng ấn tượng nhất tới 73%. Điển hình giá các lô đất các trục đường chính có giá dao động từ 600 – 700 triệu đồng/m ngang, tăng 50 – 150 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. 

Bất động sản Long An

Xem thêm: Toàn cảnh bất động sản Long An: sức nóng từ bất động sản công nghiệp

Với lợi thế là cửa ngõ của 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, nối liền Đông Nam Bộ và nằm sát vách với TP HCM, Long An được hưởng lợi từ quy hoạch của vùng phía Nam. Ba huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là thành phố vệ tinh của TP HCM trong tương lai, tầm nhìn 2021 - 2030. 

bat-dong-san-long-an-1644200059.jpg

 

So với Bình Dương và Đồng Nai, Long An vẫn còn quỹ đất rộng lớn, song song với đó là hệ thống hạ tầng ngày càng được chú trọng tạo lực đẩy cho bất động sản. Tỉnh đưa ra nhiều chính sách tập trung đầu tư xây dựng, mở rộng nhiều dự án giao thông quan trọng kết nối nội tỉnh và các địa phương khác trong khu vực với nguồn vốn huy động khoảng 30.000 tỷ đồng.

Hàng loạt công trình mới được xây dựng điển hình như tuyến ĐT 823D có chiều dài 14,2km kết nối Long An – TP HCM vừa được khởi công. Nhiều tuyến kết nối liên vùng được đầu tư như mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 50; xây cao tốc Đức Hòa - Chơn Thành (Bình Phước), cao tốc An Sương - Bến Lức - Tân An, Vành đai 3, Vành đai 4…

Sự đầu tư của các tuyến cao tốc trở thành động lực giúp hoạt động giao thương liên tỉnh và khu vực dễ dàng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống xã hội của người dân. Song song với đó tạo cơ hội tăng giá bất động sản và thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nếu trước đây giá đất Long An chỉ 3 - 5 triệu đồng/m2, tại khu vực trung tâm từ 8 - 12 triệu đồng/m2 thì hiện nay có sự tăng trưởng theo từng nhịp.

Khu vực Hàm Tân – Bình Thuận

Để củng cố vị thế trên bản đồ du lịch nội địa, Bình Thuận đã và đang thúc đẩy nhiều công trình giao thông trọng điểm. Tuyến cao tốc đường bộ Phan Thiết - Dầu Giây chiều dài 99 km, mặt đường 32 m với 6 làn xe, có tổng mức đầu tư trên 12.500 tỷ đồng. Tuyến cao tốc có 4 gói thầu, bắt đầu thi công từ phía Dầu Giây (Đồng Nai), đã triển khai đến Hàm Tân và Hàm Thuận Nam. Trên công trường tuyến cao tốc, nhịp thi công được duy trì cấp tập ngày đêm, đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2022.

Khi có cao tốc, quãng đường di chuyển từ Bình Thuận đến các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP HCM sẽ được rút ngắn. Giới đầu tư kỳ vọng, các điểm đến du lịch tiềm năng như Kê Gà, Hàm Thuận Nam sẽ trở thành điểm nghỉ dưỡng cuối tuần thường xuyên của người dân TP HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Sân bay sẽ là lực đẩy mạnh cho Bình Thuận bởi điều duy nhất tỉnh này đang thiếu là một sân bay quốc tế. Trong đó những khu vực nằm cách sân bay này từ 1 - 2h di chuyển bằng ôtô sẽ hưởng lợi. Những năm tới là giai đoạn Bình Thuận củng cố vị thế trong ngành du lịch nội địa khi sân bay Phan Thiết, sân bay Long Thành bổ sung lượng du khách phía Bắc.

Một số nhà đầu tư cho biết một năm trước mảnh đất đồi huyện Hàm Tân, Bình Thuận diện tích 2ha chỉ có giá 800 triệu đồng. Nhưng đến nay giá trị lô đất ấy đã tăng lên mức 1,6 tỷ đồng, tương đương với mức tỷ suất sinh lời 100%/năm.