Tất tần tật về thủ tục xin giấy phép sửa nhà 2023

Lan Anh
Hướng dẫn toàn bộ các thủ tục chuẩn bị hồ sơ và xin giấy phép sửa nhà năm 2023

Căn nhà của bạn xuống cấp và cần phải sửa chữa nhưng bạn lại không biết xin giấy phép sửa nhà ở đâu, hồ sơ, thủ tục như thế nào? Bài viết sau đây của Toàn cảnh Bất động sản sẽ giúp bạn giải đáp.

Khi nào cần xin giấy phép sửa nhà?

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

toan-canh-bat-dong-san-xin-giay-phep-sua-nha-1623295581.jpeg
Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết bị bên trong công trình mà không thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà thì không cần xin giấy phép sửa nhà.

Như vậy, nếu không thuộc 2 trường hợp trên thì phải có giấy phép. Hay nói cách khác, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi sau thì phải có giấy phép:
- Làm thay đổi kết cấu chịu lực;
- Làm thay đổi công năng sử dụng;
- Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Xin giấy phép sửa nhà ở đâu?

Đối với các trường hợp sửa chữa nhỏ bên trong nhà như sửa lại tường, thay gạch lát nền…thì gia chủ phải xin giấy phép xây dựng ở cấp phường. 

Đối với các trường hợp sửa chữa nhà bên ngoài có thay đổi kết cấu, diện mạo ngôi nhà. Ví dụ như các hạng mục mở rộng thêm diện tích, cơi nới nhà, nâng thêm tầng…thì phải có giấy phép tại quận, huyện nơi sinh sống.

Chi phí xin giấy phép sửa nhà ở 

Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC. Lệ phí do HĐND cấp tỉnh quyết định nên lệ phí tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau. Bạn khi nộp hồ sơ sẽ được nơi cấp giấy phép cung cấp lệ phí cụ thể.

toan-canh-bat-dong-san-thu-tuc-xin-giay-phep-sua-nha-1623295581.jpeg
Bạn cần xin giấy phép sửa nhà trước khi tiến hành để tránh đối mặt với các khoản phạt và bị đình chỉ thi công.

Hồ sơ xin giấy phép sửa nhà

Theo điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP);
- Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp hiện trạng các công trình và các công trình lân cận trước khi sửa chữa và cải tạo;
- Hồ sơ thiết kế sữa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình được quy định cụ thể theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
- Đối với những công trình là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Thủ tục xin giấy phép sửa nhà

Đối với trường hợp sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực thì thủ tục sửa nhà khá phức tạp. Các bạn nộp hồ sơ Xin phép sửa chữa tại của Uỷ ban nhân dân cấp Quận/Huyện. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Hồ sơ kiểm định;
- Bản vẽ xin phép sửa chữa;
- Chủ quyền ngôi nhà;
- Lệ phí trước bạ;
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
- Biên bản xác nhận chữ ký.

Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

toan-canh-bat-dong-san-sua-chua-nha-1623295581.jpeg
Thủ tục xin giấy phép sửa nhà khi có thay đổi kết cấu chịu lực khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Sau khi có giấy phép, bạn nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/xã địa phương có căn nhà bạn muốn sửa (Giấy phép dăng ký kinh doanh của công ty sửa nhà, chứng chỉ chỉ huy trưởng của cán bộ phụ trách thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân).

Khi chuẩn bị thi công, bạn treo bảng thông tin công trình, giấy phép xây dựng ép plastic trước cửa công trình.

Đối với trường hợp sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực, thủ tục khá đơn giản khi bạn chỉ cần nộp đơn Xin sửa chữa nhà cho cán bộ phụ trách xây dựng của phường.

Sửa nhà không xin phép bị phạt bao nhiêu?

Nếu bạn tự ý sửa chữa, cải tạo nhà ở không xin giấy phép xây dựng sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP trong lĩnh vực xây dựng, bạn có thể bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, bạn có thể phải chịu mức phạt đình chỉ thi công nếu không xin giấy phép sửa nhà.

Nhật Linh