Nếu quan tâm đến việc mua bán bất động sản, nhà đất, bạn cần nắm rõ các thông tin pháp lý về giấy tờ. Đặc biệt, Toàn cảnh Bất động sản sẽ giúp bạn phân biệt được sổ hồng là gì, sổ đỏ là gì để tránh những rắc rối không mong muốn xảy ra.
Tìm hiểu sổ hồng là gì, sổ đỏ là gì?
Hai giấy tờ này là cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục đăng ký, chuyển nhượng, tặng cho… nhà, đất. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm sổ hồng là gì, sổ đỏ là gì.
Sổ đỏ và sổ hồng là những loại giấy tờ được sử dụng làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài khác khác gắn liền với đất. Sở dĩ có tên gọi sổ đỏ, sổ hồng vì người dân gọi theo màu của trang bìa để dễ phân biệt.
Sổ hồng là cách gọi thông thường của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở”. Đây là trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy. Hiện nay, UBND tỉnh được phép ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn quản lí. Thông tin trên sổ hồng cung cấp quyền sở hữu đất ở bao gồm: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng. Quyền sở hữu nhà ở bao gồm: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung, riêng, số tầng… Sổ hồng trong tiếng Anh là House Ownership Certificate.
Sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đây là trang bìa màu đỏ, nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất, ở khu vực ngoài đô thị, áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn... Nội dung của sổ đỏ bao gồm: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp… Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất. Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên. Sổ đỏ tiếng Anh là Land Ownership Certification hay Land Registration.
Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn?
Theo quy định, “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận mới áp dụng trong phạm vi cả nước. Do đó cách gọi “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009 đến nay là không khác nhau, đều chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ là giống nhau.
Lưu ý, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…) nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó.
Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau thế nào?
Sổ hồng mang ý nghĩa Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Nếu chủ sở hữu nhà nhưng không phải là chủ sở dụng đất ở thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Còn sổ đỏ có ý nghĩa chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất. Mục đích là bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Sổ hồng có thời hạn nhất định, không vĩnh viễn, trong khi sổ đỏ có thể có quyền sở hữu vĩnh viễn.
Ngoài ra, còn có sổ hồng đồng sở hữu, là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các khái niệm sổ hồng là gì, sổ đỏ là gì và các thông tin liên quan./.
Số hồng chung là gì?
Hiện nay, nhiều trường hợp mua đất dùng sổ hồng chung. Đó là các mảnh đất lớn, chủ đất chia tách thửa để bán nhưng không thể tách sổ do một số lý do nhất định. Nhiều người là anh em, bạn bè, hoặc thậm chí người dưng chấp nhận mua đất và dùng sổ hồng chung. Trường hợp này, mỗi người sẽ được cấp 1 sổ, tuy nhiên khi sang nhượng sẽ cần tất cả những chủ sở hữu trên sổ phải đồng ý kí tên.
Đã có nhiều trường hợp không thể sang tên sổ vì không thể tập hợp đủ chữ kí, hoặc một trong số các chủ "làm khó dễ" không chịu đi kí. Vì thế, khi mua đất sổ hồng chung, cần cân nhắc thật kĩ để không phiền phức về sau.