Xi măng chịu mặn là gì?
Xi măng chịu mặn là loại xi măng có khả năng chịu sulfat cao. Loại vật liệu này thường được dùng cho các công trình ngoài biển đảo hoặc những nơi đất bị nhiễm mặn. Đặc điểm của đất những nơi này là chúng thường chứa nhiều sulfat (một loại muối của acid sulfuric) có khả năng phản ứng với các chất hydroxit và hydro aluminat canxi trong bê tông, làm ăn mòn bê tông.
Trong một quy trình sản xuất xi măng sẽ bao gồm các bước sau: tách chiết nguyên liệu thô như đá, vôi, đất sét, quặng sắt. Sau đó hỗn hợp sẽ được phối trộn, đem đi nghiên theo tỷ lệ nhất định trước khi đưa vào lò nung để tạo clinker (xi măng chưa nung dưới dạng viên rắn nhỏ). Clinker sau khi thành hình sẽ được đem đi nghiền để thu về xi măng thành phẩm.
Chất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng. Do đó để sản xuất được xi măng chịu mặn, người ta thường trộn thêm một số phụ gia như xỉ lò cao, tro bay, đá vôi,... để tạo clinker xi măng chịu mặn.
Xi măng chịu mặn là vật liệu chuyên dụng cho ven biển và hải đảo Việt Nam?
Trên thị trường ngày nay, có nhiều loại xi măng chịu mặn nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy chất lượng tốt nhưng loại xi măng này không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Nguyên nhân bởi môi trường biển Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, thường xuyên mưa bão nên kết cấu bê tông vẫn dễ bị ăn mòn hơn.
Để khắc phục tình trạng này, PGS.TS. Lương Đức Long cùng với các cộng sự ở Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã chế tạo ra loại xi măng có khả năng chống chịu sulfat cao, tăng tuổi thọ cho những công trình xây dựng ngoài biển đảo hoặc ở những môi trường có đất nhiễm mặn. Sau 1 năm thí nghiệm độ bền của sản phẩm và cho ra kết quả xi măng này có khả năng chịu sulfat ưu việt, Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) của nhóm tác giả Lương Đức Long và các cộng sự đã đăng ký giải pháp kỹ thuật “Xi măng composite có độ bền chịu sulfat và chịu nước biển” và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001976 công bố ngày 25/2/2019.
Một điểm khác biệt là loại xi măng chịu mặn này không cần bổ sung phụ gia bền sunphat. Nhờ vậy, giá thành xi măng chịu mặn mỗi tấn rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Ưu điểm của xi măng chịu mặn
Dù mới được cải tiến và xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây nhưng xi măng chịu mặn lại có những đặc điểm vượt trội hơn xi măng thông thường. Có thể kể đến như:
- Giảm thiểu nguy cơ ăn mòn sắt thép trong bê tông bằng việc mang lại sức đề kháng rất lớn đối với các Ion Clorua.
- Đem lại hiệu suất sao và tính toàn vẹn cấu trúc trong môi trường Acid Sunfat và các loại acid mạnh khác.
- Cải thiện cường độ bê tông sau quá trình thi công
- Phù hợp sử dụng trong các công trình với khí hậu Việt Nam
- Làm giảm các phản ứng kiềm với cốt liệu công trình, góp phần tăng tuổi thọ công trình
- Có cường độ cao, gia tăng độ bền cho công trình về lâu dài
- Có tính tương tác với vật liệu hơn so với xi măng thông thường
Ứng dụng của xi măng chịu mặn
Xi măng chịu mặn có ứng dụng cao trong môi trường có tính ăn mòn và xâm thực. Loại vật dụng này rất thích hợp cho các công trình ở biển, bờ biển. Ngoài ra, xi măng chịu mặn còn được sử dụng như một loại xi măng chuyên dụng xây dựng công trình đê đập thủy lợi, đê đập ngăn nước mặn và các công trình ngầm ở môi trường có nhiều sunfat.
Bên cạnh đó, xi măng chịu mặn còn được sử dụng cho các công trình công nghiệp, cụ thể là các nhà máy thường thải ra nhiều acid làm ảnh hưởng đến sàn bê tông, bể chứa hoặc ống nước thải hóa chất.
Xi măng chịu mặn có ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Ngoài những công trình chuyên dụng, vật liệu này cũng có thể sử dụng cho các công trình cầu đường, nhà dân dụng, công trình yêu cầu cường độ nén cao, độ bền hóa học cao.
Những lưu ý khi sử dụng xi măng chịu mặn
Nguyên tắc cần tuân thủ khi bảo quản xi măng
Khi bảo quản sản phẩm cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Ở những vị trí khô ráo, thoáng khí. Tránh để sản phẩm ở những nơi ẩm ướt hoặc có nắng gắt chiếu vào.
- Đặt xi măng trên kệ kê có độ cao ít nhất 20cm so với mặt đất. Không đặt sát tường để tránh sản phẩm hút ẩm.
- Không nên chồng xi măng một lúc quá 10 bao.
- Ưu tiên sử dụng xi măng có hạn sử dụng sớm.
- Dùng liều lượng cần thiết để tránh gây lãng phí
Sử dụng xi măng
- Trộn vữa xi măng phải sử dụng các loại vật liệu cát, đá, sỏi sạch sẽ không bị nhiễm mặn.
- Trộn vật liệu khô trước, thêm nước sau.
- Dưỡng ẩm cho bể mặt bê tông sau khi đổ, duy trì 20 ngày để bê tông khi bị khô nứt.
- Không nên trộn bê tông bằng nước biển vì có nhiều muối khoáng, không dùng được trong chế tạo bê tông thương phẩm cốt thép.