‘Đột phá’ Bình Dương

Sau hơn hai thập kỷ tái lập và phát triển theo định hướng trở thành thủ phủ công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn chuyển biến về nhiều mặt. Từ một tỉnh thuần nông nghèo nàn, ngày nay kinh tế, đô thị đến an sinh, xã hội tại Bình Dương đều thay đổi thần tốc và tích cực. Những khu công nghiệp quốc tế, các tòa cao ốc căn hộ hiện đại dọc theo hàng loạt đại lộ giao thương tấp nập… là minh chứng sống động cho sự chuyển mình của tỉnh Bình Dương. Hơn thế, Bình Dương còn có sự thay đổi về chất với GDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của vùng Đông Nam Bộ 141,2 triệu đồng và cao hơn 2,5 lần mức bình chung cả nước.

Đặc biệt trong giai đoạn 2015-2020, Bình Dương thậm chí rượt đuổi “anh lớn” TP HCM trong số vốn đầu tư nước ngoài. Kỳ tích 12 tỷ USD vốn FDI - gấp đôi so với mục tiêu đặt ra - có được là nhờ vào việc tỉnh luôn chú trọng đầu tư đồng bộ vào hạ tầng, nâng cấp mở rộng các kết nối. Tháng 10 mới đây, Bình Dương lọt vào top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới năm 2021. 

Bước sang giai đoạn mới, để tiếp nối đà tăng trưởng này, Bình Dương tiếp tục đưa công nghiệp làm trụ cột kinh tế của tỉnh và theo đuổi phương châm “hạ tầng đi trước và đón đầu”. Tuy vậy, Chủ trương của tỉnh là phát triển các dự án KCN theo hướng tập trung vào khoa học công nghệ để phù hợp với xu hướng công nghiệp 4.0. Tỉnh hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội đô thị khoa học thế giới WTA, các doanh nghiệp lớn để học hỏi mô hình từ thành phố thành công trên thế giới như Singapore, Daejeon - Hàn Quốc, Eindhoven - Hà Lan.

Với chiến lược mới, trục phát triển của tỉnh chuyển hướng từ phía Nam lên hướng Bắc. Tức sau thành công của Dĩ An, Thuận An, Bình Dương bắt đầu chuyển hướng các huyện còn thuần nông như Bàu Bàng, Tân Uyên, Bến Cát… Giới quan sát cho rằng, chỉ trong mấy chốc, bài toán về cán cân phát triển giữa hai cực của tỉnh Bình Dương sẽ nhanh chóng được thăng bằng. Khi đó, Bàu Bàng hiện được xem là địa phương sáng giá nhất khi sở hữu cùng lúc nhiều lực đẩy từ vị trí, hạ tầng, dòng vốn.

‘Kỳ tích’ Bàu Bàng

Trong chiến lược quy hoạch mới, Bàu Bàng không chỉ được định hướng là trung tâm kinh tế, công nghiệp thông minh quan trọng tại phía Bắc Bình Dương. Với vị trí cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hơn 50km, trung tâm TP Thủ Đức 50km và khu lõi hành chính tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh chỉ 15 phút di chuyển, Bàu Bàng còn được xem là điểm nút giao thông quan trọng và tâm điểm tương lai của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Tận dụng vị thế trung tâm vùng này, tỉnh Bình Dương tập trung phát triển tại đây một hệ thống hạ tầng hiện đại, nhằm tạo ra những “chiếc cầu” kết nối Bàu Bàng với các khu kinh tế trọng điểm liền kề. Với chiến lược này, hàng loạt các dự án hạ tầng có vốn đầu tư hàng nghìn đến hàng nghìn tỷ đồng đã và đang nối đuôi nhau ra đời. 

Nổi bật có tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn quy mô 10 làn xe đã được thông xe toàn tuyến hồi QII/2021. Trong đó điểm đầu là KCN Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), điểm cuối là nút giao Tân Vạn (xa lộ Hà Nội, TP HCM), có đoạn trùng với đường Vành đai 3 của TP HCM. Trong tương lai, Tuyến tường này còn sẽ là nơi bố trí hệ thống Metro trọng điểm, dọc theo tuyến đường sắt đô thị này sẽ là các hạ tầng phụ trợ như cầu vượt, hầm chui, đường gom, đường song hành.

nut-giao-my-phuoc-tan-van-the-sun-bau-bang-1637542160.jpg

Nút giao cuối cùng của đường Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối với quốc lộ 13 đoạn qua Trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng

Ngoài ra, tuyến đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng khởi công tháng 10/2021 cũng là một trong những dự án chiến lược, có ý nghĩa quan trọng hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thương từ phía Nam đến phía Bắc của tỉnh và thông suốt đến huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Khi hoàn thành, tuyến đường giúp rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng ở Đồng Nai,TP. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hay mới đây, TPHCM và Bình Phước cũng đã thống nhất về chủ trương xây dựng tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này dài 73 km, thiết kế 6-8 làn xe, vốn đầu tư khoảng 28.200 - 33.800 tỷ đồng. Bàu Bàng được xem là khu vực hưởng lợi trực tuyến từ tuyến cao tốc này.

Bên cạnh hạ tầng, thì “phép màu” công nghiệp cũng là lực đẩy quan trọng của nền kinh tế Bàu Bàng trong tương lai. Là cửa ngõ phía bắc của Bình Dương và đóng vai trò kết nối 2 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bàu Bàng nằm giữa 2 tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13 và đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn. Nhờ vậy, việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng đến các cảng biển, cảng hàng không ở TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, tỉnh đã duyệt quy hoạch cảng sông khiến Bàu Bàng tập trung phát triển các trung tâm logistics, kết nối vận chuyển hàng hóa đến cảng An Tây trên sông Sài Gòn và các sông khác, giúp giảm chi phí logistics, lưu thông dễ dàng hơn. 

Chỉ trong thời gian ngắn phát triển, huyện đã là nơi đóng quân của hàng loạt các khu công nghiệp hiện đại, được quy hoạch đồng bộ, đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững như Bàu Bàng, Cây Trường, Lai Hưng, Tân Bình. Hoạt động của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp này đang đóng góp đáng kể vào GDP cho tỉnh. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt trên 21.000 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 5.458 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

khu-do-thi-the-sun-bau-bang-1637542160.jpg

Diện mạo đô thị hiện đại kết nối với các khu công nghiệp thông minh tại Bàu Bàng.

Mới đây, Bình Dương cũng công bố chiến lược xây dựng Vùng Đô thị Sáng tạo sẽ tạo thành một vệt đổi mới sáng tạo trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, xuyên suốt Bình Dương, nối vào tỉnh Bình Phước. Đồng bộ với chiến lược này, Bàu Bàng cũng kế hoạch mở rộng khu công nghiệp Tân Bình giai đoạn 2 quy mô hơn 1.000ha và bổ sung khu công nghiệp Khoa học - Công nghệ cao 900 ha, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tạo tiền đề cho sản xuất công nghệ cao. 

Việc đầu tư mở rộng khu công nghiệp này vừa là định hướng chiến lược lâu dài, đem lại giá trị kinh tế cho địa phương, vừa phù hợp với định hướng chuyển dịch các ngành sản xuất công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp hiện đại sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo cơ sở hạ tầng kích thích sự phát triển của các ngành như thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị, thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây bật tăng mạnh mẽ.

Bất động sản ‘nổi sóng’

Các chuyên gia dự đoán, với hàng loạt các trợ lực từ hạ tầng, đô thị, chỉ trong vài năm tới, Bàu Bàng sẽ trở thành ‘kỳ tích’ tiếp theo của Bình Dương, vươn mình trở thành một đô thị sầm uất, hiện đại và đồng bộ. Không chỉ các hoạt động sản xuất sôi nổi, mà các lĩnh vực khác như thương mại, giáo dục, giải trí, y tế… cũng hưởng lợi theo. Do đó Bàu Bàng sẽ trở thành nơi “đất lành, chim đậu” cho cả người dân lẫn các chủ đầu tư bất động sản. 

Song hành cùng sức nóng của đô thị, bất động sản Bàu Bàng “nổi sóng” suốt thời gian qua. Theo giới quan sát, khoảng 5 năm trở lại đây, địa ốc tại huyện Bàu Bàng có nhiều biến chuyển thấy rõ, về cả sức cầu lẫn giá cả. Những khu vực này cũng từng là những vùng ven hoang sơ giá đất chỉ khoảng vài triệu đồng một mét vuông nhưng nay đã trở thành những đô thị khang trang, phát triển thần tốc và giá bất động sản tăng vọt lên gấp chục lần. 

Tuy vậy, nguồn “cầu” lớn trong khi nguồn “cung” còn dè dặt khiến hàng loạt các chủ đầu tư dày dặn kinh nghiệm trên thị trường đã chọn thành phố thép làm bến đỗ cho các dự án chiến lược. Trong đó, có thể kể đến dự án The Sun Bàu Bàng do EXIMRS phân phối độc quyền. Dự án nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư lẫn an cư nhờ sở hữu vị trí huyết mạch, tọa lạc tại vùng lõi phát triển của Bàu Bàng. Theo đó, dự án nằm tại mặt tiền đường DX nối, giúp kết nối trực tiếp tuyến QL13 và TP HCM. Cư dân The Sun Bàu Bàng cũng có thể kết nối với trục Mỹ Phước – Tân Vạn để tiếp cận các khu công nghiệp trong huyện.

bat-dong-san-the-sun-bau-bang-1637542160.jpg

Các tuyến đường nội khu rộng thoáng, dễ dàng khai thác kinh doanh tại The Sun Bàu Bàng.

Ngoài ra, ngay trong chính dự án các tuyến đường nội khu dự án có lộ giới rộng thoáng, phù hợp để ở lẫn khai thác kinh doanh, cho thuê mặt bằng. Hệ thống giao thông ngày càng được đầu tư mạnh mẽ sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, dễ dàng kết nối giao thông liên tỉnh. Trong đó phải kể đến tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; Vành đai 3; đường tạo lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên.

Với những yếu tố kể trên phần nào cho thấy The Sun Bàu Bàng đang là điểm hội tụ quý giá của tam giác vàng giao thương – học tập – làm việc. The Sun mang trong mình những tiềm năng đầu tư bền vững với những giá trị chất lượng, vượt thời gian, nhanh chóng trở thành lựa chọn của nhiều nhà đầu tư chiến lược.