Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng (tiếng anh gọi là Infrastructure) là thuật ngữ dùng để chỉ các bộ phận kết cấu, nền tảng phát triển kinh tế hay những quan hệ sản xuất tạo nên các cơ cấu kinh tế của xã hội. Trong phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng còn được xem là sản phẩm cũng như kết quả của quá trình đầu tư được tích lũy qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận quan trọng của nguồn tiết kiệm quốc gia, được sử dụng để đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu phát triển về mọi mặt của đất nước.

Khi nhắc đến cơ sở hạ tầng, chúng ta thường nhắc đến hai phương diện hữu hình và vô hình. Về hình thức, cơ sở hạ tầng là tài sản hữu hình gồm công trình hạ tầng kỹ thuật như cầu đường, hệ thống thủy lợi, công trình công cộng,... Khi các cơ sở hạ tầng được hoàn thiện sẽ tạo động lực để các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển. Xét đến phương diện vô hình, cơ sở hạ tầng cũng bao gồm cả nguồn nhân lực trong xã hội, bao gồm cả những khoản đầu tư cho việc đào tạo lực lượng lao động. 

Mục tiêu cuối cùng của quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng là để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và tạo bước đệm để thúc đẩy sự phát triển của khu vực. 

ha-tang-ky-thuat-la-gi-1633400000.jpg

Cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế phía Nam

Hạ tầng kỹ thuật là gì?

Hạ tầng kỹ thuật bao gồm các kết cấu hạ tầng được xây dựng và tạo lập nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng cũng như các nhu cầu cơ bản trong đời sống của người dân.

Nhìn chung, các công trình công nghệ hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm các hệ thống cơ bản sau:

- Hệ thống đèn điện dùng để chiếu sáng và sinh hoạt từ đất liền đến đại dương và hải đảo.
- Hệ thống xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Hệ thống giao thông công cộng, đường xá, cầu đường.
- Hệ thống lọc nước sinh hoạt và phân phối đến từng hộ gia đình.
- Hệ thống thông tin liên lạc, chẳng hạn như truyền hình cáp, điện thoại, phủ sóng Internet,…

ha-tang-ky-thuat-la-gi-1633400000.jpg
Cơ sở hạ tầng đường cao tốc thuận tiện cho giao thông đường bộ

Cơ sở hạ tầng của việt nam là gì?

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam tương đối ổn định và có dấu hiệu cải thiện, nợ công có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khoản đầu tư cho hạ tầng giao thông cũng đã đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Hầu hết hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam có quy mô nhỏ, chưa đồng bộ, chưa hình thành sự kết nối liên hoàn. Khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến khác, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt ở Việt Nam được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có lịch sử hơn 100 năm, thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, cả nước có 21 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 8 cảng hàng không quốc tế, nhưng hầu hết đều có quy mô hạn chế, chưa đạt tiêu chuẩn khu vực.

Trong các ví dụ về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, phải kể đến cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng. Trong 5 năm qua, thành phố Hải Phòng đã trải qua những biến đổi mạnh mẽ và đột phá, đầu tư xây dựng những công trình hàng chục nghìn tỷ đồng, tạo nên một diện mạo mới, xứng tầm với tốc độ phát triển nhanh chóng của trung tâm kinh tế lớn của cả nước. 

co-so-ha-tang-viet-nam-la-gi-1633400000.jpg

Cơ sở hạ tầng nghìn tỷ của Thành phố Hải Phòng

Tính đến nay, Hải Phòng đã đầu tư gần 44 nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm 46 cây cầu và hàng trăm km đường mới. Hàng loạt dự án nghìn tỷ mọc lên và trở thành dấu hiệu phát triển đô thị mới như cầu Hoàng Văn Thụ, tuyến Hồ Sen - Cầu Rào 2, nút giao Nam Cầu Bính, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu biển Tân Vũ - Lạch Huyện… Nhiều khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng, công trình văn hóa lịch sử cũng được xây dựng tạo nên diện mạo hiện đại cho đô thị..

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Kiến trúc thượng tầng là những quan điểm về mặt chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, đạo đức được hình thành từ các tổ chức Chính phủ, đảng phái, giáo hội,... Mỗi yếu tố này sẽ có những quy luật phát triển riêng biệt, nhưng sẽ tác động lẫn nhau để hình thành cơ sở hạ tầng nhất định. Trong đó, yếu tố chính trị, luật pháp sẽ đóng vai trò chính trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng, còn triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ tác động gián tiếp.

Vì vậy, kiến trúc thượng tầng được xem “đầu não” của sự hình thành kinh tế xã hội. Kiến trúc thượng tầng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu hoàn chỉnh của kinh tế - xã hội.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam

Đối với kiến ​​trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn đảng, toàn dân. Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm cơ sở nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. 

Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo nên hệ thống chính trị - xã hội không tồn tại mục đích riêng mà là phục vụ nhân dân. Quyền lợi và lợi ích thuộc về người lao động. Mỗi sự phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến ​​trúc thượng tầng chính là một cách để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Sự phát triển và củng cố của cơ sở hạ tầng điều chỉnh và củng cố sự hợp nhất các bộ phận của kiến ​​trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra xuyên suốt.

Hạ tầng ‘đẩy’ giá bất động sản – Thượng tầng cân bằng lợi ích cho người dân

Trao đổi với kinhtedothi.vn, TS.KTS Hoàng Hữu Phê - Chuyên gia về quy hoạch đô thị đã từng có nhận định về sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến giá của bất động sản, trong đó hạ tầng giao thông là đặc biệt quan trọng. Hạ tầng giao thông được xem là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền thường chọn đây là bước đệm đầu tiên để tạo động lực cho các hạ tầng khác phát triển và cũng là cơ sở để thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp. Theo quy luật tất yếu, nơi nào có đường sá đi lại thuận tiện, kèm theo đó là các tiện ích công cộng thì nơi đó thu hút người dân đến sinh sống, kéo theo việc BĐS tại khu vực đó cũng sẽ tăng giá. Hay nói cách khác, hạ tầng là động lực tăng giá cho BĐS.

tien-si-hoang-huu-phe-1633400000.jpg
Tiến sĩ Hoàng Hữu Phê – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaconex R&D

Ông Hữu Phê cho biết thị trường BĐS Việt Nam vô cùng nhạy cảm với những thông tin quy hoạch. Mỗi khi có thông tin sắp triển khai dự án, dù chưa được xác nhận từ chính quyền thì nhà đất tại khu vực đó ngay lập tức được tăng giá một cách chóng mặt. Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng diễn ra liên tục khiến cho giá bán tăng không ngừng và vượt khỏi giá trị sử dụng thực tế của sản phẩm BĐS. 

“Người dân chính là nhân tố làm cho giá BĐS tăng nhanh, chứ sản phẩm đó không phải tăng do giá trị sử dụng. Về vấn đề này, cần phải có sự tham gia của chính quyền và các cơ quan chức năng vừa làm công tác tuyên truyền, vừa quản lý đối với các hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất đai”, ông Hữu Phê nhấn mạnh.

Xu hướng đánh giá đất đai của người dân Việt Nam vẫn còn giữ thói quen mua bán theo xu thế “đám đông” hay “tin đồn”. Thực tế, để xác định được khả năng sinh lời và biến động giá cả trên thị trường bất động sản, người mua cần phải xem xét kỹ lưỡng những tác động của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng để có quyết định đúng đắn trong quá trình chọn lựa khu vực đầu tư. Phải cân bằng giữa thượng tầng và hạ tầng, giữa con người và đất đai Từ đó những quyết định chọn lọc đầu tư mới có thể đúng đắn và lâu dài.