Cầu thang gác lửng là gì?
Cầu thang gác lửng là loại cầu thang thường gặp ở những ngôi nhà có tầng lửng, được xây dựng để kết nối lối đi giữa tầng trệt và gác xép. Diện tích của nó thưởng nhỏ hơn diện tích sàn nhà 80%, vì vậy mà cầu thang gác lửng được xem như một phương án tối ưu cho bài toán tiết kiệm không gian sống. Với sự phân chia giữa tầng trệt và gác lửng, bạn có thể tận dụng được không gian trong căn nhà một cách thoải mái. Đồng thời, bạn có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng khi ngôi nhà của bạn không cần xây thêm tầng 2, 3 khi không cần thiết.
Khi nào ta nên xây cầu thang gác lửng?
Thông thường, cầu thang gác lửng được sử dụng cho những công trình có diện tích nhỏ để gia chủ có thể tận dụng phần diện tích của tầng 1 cho các mục đích của họ.
Ngoài ra, nếu diện tích sinh hoạt của nhà bạn không đáp ứng đủ nhu cầu của các thành viên thì cầu thang gác lửng sẽ giúp tăng diện tích sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể sử dụng tầng trệt làm không gian sinh hoạt chung như làm phòng khách, phòng ăn, còn tầng lửng là khu vực phòng ngủ của gia đình.
Nếu khu vực nhà ở của bạn không được cấp phép để xây dựng nhà với thiết kế 2 tầng thì gác lửng kèm với cầu thang sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Việc này vừa đáp ứng được nhu cầu của gia đình về diện tích, sinh hoạt, vào đảm bảo được tính thẩm mỹ, sự tiện nghi.
Cầu thang gác lửng sẽ thích hợp nếu bạn chưa có đủ tiềm lực về mặt kinh tế. Bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí xây dựng thêm tầng lầu bằng việc thi công gác lửng cùng với cầu thang gác lửng nhà cấp 4 kết nối lên trên.
Các loại cầu thang gác lửng sử dụng phổ biến
Cầu thang gác lửng làm bằng gỗ
Chất liệu gỗ thường được dùng làm cầu thang. Chúng có độ bền ổn định và tính thẩm mỹ cao. Cầu thang làm bằng gỗ đem lại cảm giác tối giản nhưng vẫn sang trọng. Thi công cầu thang gác lửng gỗ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và mức giá hợp lý. Nếu ngôi nhà của bạn thiết kế theo phong cách vintage, cổ điển thì đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên để tránh tình trạng co ngót sau thời gian dài sử dụng, bạn nên lựa chọn loại gỗ chất lượng cao.
Cầu thang gác lửng làm bằng kính
Khác với vật liệu gỗ, cầu thang gác lửng làm bằng kính sẽ phù hợp với thiết kế hiện đại hơn. Cầu thang kính có độ bền cao vì loại kính được sử dụng là kính cường lực với khả năng chịu nhiệt tốt, bền bỉ, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Kính với khả năng bắt sáng sẽ giúp không gian của bạn tươi mới hơn, thông thoáng, mất đi cảm giác bí bách của diện tích nhà nhỏ hẹp.
Cầu thang gác lửng làm bằng sắt
Cầu thang sắt gác lửng là giải pháp tiết kiệm chi phí cho công trình. Sắt có độ bền cao, an toàn và khả năng chịu lực tốt. Việc thi công cầu thang bằng sắt cũng vô cùng rẻ và nhanh chóng. Ngoài ra, thiết kế này còn có đặc trưng là mảnh, đơn giản, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, đem lại nét thẩm mỹ hiện đại, đẹp mắt mà không kém phần tinh tế.
Những điều cần lưu ý khi xây dựng cầu thang gác lửng
Vị trí đặt cầu thang gác lửng
Khi thiết kế cầu thang gác lửng, vấn đề đầu tiên bạn cần lưu ý là vị trí đặt cầu thang. Bạn không nên đặt cầu thang hướng chính giữa nhà vì theo phong thủy, nếu đặt cầu thang ở vị trí này thì các thành viên trong gia đình có thể gặp khó khăn về sức khỏe tim mạch hoặc gặp khó khăn trong sự nghiệp. Cầu thang trong phong thủy đóng vai trò như xương sống của căn nhà nên khi thiết kế cầu thang gác lửng bạn phải đảm bảo được đủ luồng khí qua cầu thang.
Bên cạnh đó, cầu thang gác lửng cũng không nên hướng thẳng ra cửa làm thất thoát tài lộc, ảnh hưởng sức khỏe gia đình. Nếu không gian quá nhỏ và bắt buộc bạn phải đặt cầu thang ở vị trí này, bạn có thể khắc phục bằng cách dựng vách ngăn hoặc đặt kệ tủ dưới chân cầu thang để tạo tổng thể hài hòa.
Số bậc cầu thang gác lửng
Ngoài ra, cầu thang nhà gác lửng bao nhiêu bậc cũng là vấn đề bạn cần lưu ý. Theo quan điểm phong thuỷ nhà ở của người phương Đông, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn là Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Số bậc cầu thang phải rơi vào “Sinh”, vì vậy để xác định cầu thang gác lửng bao nhiêu bậc là đẹp và hợp phong thuỷ, người ta thường sử dụng công thức tính số bậc là 4n + 1.
Lưu ý về thông số kỹ thuật cầu thang gác lửng
Chiều cao thông thường của cầu thang gác lửng là từ 2,5 – 2,8m, chiều ngang từ 0,8 – 1,5m. Nếu thiết kế của gác lửng ở dưới mức chiều cao tiêu chuẩn sẽ khiến không gian chật chội, tù túng. Độ cao của mỗi bậc thang dao động từ 15 – 18cm, vừa vặn với bước bước chân người Việt, vì vậy tình trạng hụt chân rất hiếm xảy ra. Độ dốc của cầu thang tùy thuộc chiều cao của căn nhà và tỷ lệ của chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Độ dốc cầu thang gác lửng được tính theo công thức 2h + b = 600mm, với h là chiều cao bậc thang, b là chiều rộng bậc thang.