Cách phối màu trong thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Để căn nhà có giá trị nghệ thuật cao, hãy cùng Toàn cảnh Bất động sản khám phá 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế hiện đại nhé!

Vì sao cách phối màu trong thiết kế lại quan trọng?

Tìm hiểu các cách phối màu trong thiết kế giúp ta tự tin hơn trong việc trang trí nhà cửa mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Màu sắc trong thiết kế nội thất ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phong thủy của căn nhà, từ màu sơn tường, màu sắc đồ nội thất cho đến sàn nhà.

Một căn nhà dù nội thất có hoàn hảo đến đâu thì người ta luôn chú ý đến màu sắc tổng thể trước. Ta không nên tùy tiện phối màu khi chưa biết các nguyên tắc trên bánh xe màu vì điều này làm ngôi nhà mất thẩm mỹ rất nhiều. Phối màu hợp lý không chỉ giúp ngôi nhà trở nên bắt mắt hơn, ấm cúng hơn mà còn là động lực khiến ta muốn trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Quy tắc màu 60 - 30 -10

Quá nhiều màu sắc trong một căn phòng sẽ tạo cảm giác rối mắt. Hãy phối màu cho ngôi nhà theo quy tắc 60 - 30 - 10 để tạo độ hài hòa và cân bằng màu sắc cho ngôi nhà.

60% màu sắc của căn phòng (màu chủ đạo) sẽ nằm trên các bức tường.

30% màu sắc của căn phòng (màu thứ cấp) sẽ nằm trong thảm trải sàn, đồ nội thất, hàng dệt và vải bọc.

10% màu sắc của căn phòng (màu nhấn) sẽ nằm trong các tác phẩm nghệ thuật, khung ảnh và các phụ kiện trang trí khác.

Một số cách phối màu phổ biến trong thiết kế nội thất

Phối màu đơn sắc (Monochromatic Colors)

Phối màu đơn sắc là cách phối màu trong trang trí thể hiện sự chuyên nghiệp. Kiểu phối màu này sử dụng một màu chủ đạo hoặc dùng nhiều sắc độ khác nhau của một màu để miêu tả độ đậm nhạt sáng tối của màu. Những sự kết hợp tông màu này sử dụng tạo bóng (thêm màu đen) và thêm sáng (thêm màu trắng) của một màu duy nhất cho một màu. Sự đơn giản của phối màu đơn sắc giúp người nhìn tập trung hơn vào một sắc độ màu. Cách phối màu trong thiết kế này rất phù hợp với phong cách tối giản, nhưng cũng khá rắc rối khi ta muốn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà vì sự đơn điệu của màu sắc.

Một bảng màu đơn sắc làm cho thiết kế trông phẳng và nhàm chán nếu được sử dụng sai cách. Để làm không gian thú vị hơn, hãy sử dụng thêm nhiều họa tiết như các họa tiết hình học, hoa cỏ… Những kết cấu này sẽ làm bảng màu đơn sắc trông bắt mắt hơn.

Ngoài ra, việc thêm chi tiết bằng kim loại làm cho một bảng màu đơn sắc trông thật ấn tượng. Bạn có thể sử dụng nội thất có viền bằng vàng, đồng thau, bạc, hoặc bất kỳ kim loại nào mà bạn yêu thích. Mix đồ ánh kim đang là xu thế nên đừng ngại mix chúng với nhau. Và đừng quên sử dụng quy tắc màu 60 - 30 - 10 với cách phối màu này nhé.

phoi-mau-don-sac-1662602452.jpg
Phối màu đơn sắc là cách phối màu trang trí nhà đơn giản

Phối màu tương đồng (Analogous Colors)

Phối màu tương đồng giống phối màu đơn sắc nhưng đa dạng hơn về màu sắc. Kiểu phối màu này dùng một tông màu chủ đạo pha với các màu sắc đứng gần nó (thường là 3 màu) trên bánh xe màu. Các màu sắc ở gần nhau sẽ bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng phai màu đẹp mắt. Ví dụ để áp dụng vào cách phối màu trong phòng khách, các chuyên gia thử phối hợp hoa thủy tiên vàng, bình hoa xanh lá cây và khăn trải bàn màu cam khiến màu sắc không gian phòng trở nên nổi bật hơn. 

phoi-mau-tuong-dong-thiet-ke-noi-that-1662602541.jpg
Phối màu tương đồng đỏ - cam - vàng tạo cảm giác ấm cúng

Phối màu tương phản (Complementary Colors)

Phối màu tương phản là cách phối màu nội thất đơn giản nhất. Cách phối màu này yêu cầu bạn chọn màu đối lập của màu chủ đạo bạn đã chọn trước. Những màu đối xứng nó được sử dụng làm màu phụ. Tuy nhiên ta không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt vì hiệu ứng tương phản sẽ không rõ ràng. 

phoi-mau-tuong-phan-thiet-ke-noi-that-1662602452.jpg
Phối màu tương phản cũng là cách phối màu trong thiết kế thông dụng

Phối màu bộ ba (Triadic Colors)

Phối màu bộ ba còn gọi là phối màu tam giác vì cách phối này lấy màu từ 3 đỉnh của một tam giác đều. Ba màu ở ba sắc độ khác nhau kết hợp tạo nên sự cân bằng trong thiết kế. Vì có sự cân bằng nên cách phối màu này rất khó để tạo điểm nhấn. Có thể nói, đây là cách phối màu trong thiết kế đơn điệu, an toàn.

phoi-mau-bo-ba-thiet-ke-noi-that-1662602541.jpg
Phối màu bộ ba trong thiết kế nội thất

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split – complementary Colors)

Đây là biến thể của phối màu tương phản. Thay vì sử dụng một màu và màu đối lập thì ta sử dụng hai màu liền kề màu đối lập đó. Phối màu bổ túc giúp ta phát hiện ra các cặp màu đẹp, lạ. Cách phối màu trong thiết kế này cũng khá phù hợp cho bảng màu nội thất.

phoi-mau-bo-tuc-xen-ke-thiet-ke-noi-that-1662602451.jpg
Phối màu bổ túc xen kẽ là biến thể của cách phối màu tương phản 
phoi-mau-bo-tuc-bo-bon-xen-ke-1662602958.jpg
Phối màu bổ túc xen kẽ trong thiết kế nội thất

Phối màu bổ túc bộ bốn (Tetradic/Compound Complementary Colors)

Phối màu bổ túc bộ 4 có thể lấy màu theo 4 góc của hình vuông hoặc hình chữ nhật. Đây là cách phối màu phức tạp khi sử dụng 2 màu sắc từ 2 gam màu khác nhau. Tuy nhiên nếu phối hợp cách phối màu trong thiết kế này tốt, ta sẽ có một không gian độc là và độ tương phản cao. Giống như các cách phối màu khác, ta nên sử dụng một màu làm chủ đạo và các màu còn lại làm màu để nhấn. 

phoi-mau-bo-tuc-bo-bon-thiet-ke-noi-that-1662602451.jpg
Cách phối màu trong thiết kế này đem lại hiệu ứng chuyển màu rất tốt

Phối màu theo các bảng màu sẵn có

Hiện nay trên các phương tiện truyền thông rất phổ biến các bảng màu tự thiết kế của các họa sĩ, các nhà thiết kế chuyên nghiệp mà ta có thể thoải mái sử dụng. Tìm một bảng màu phù hợp với ngôi nhà và sở thích sẽ không còn tốn thời gian nếu ta tham khảo bảng màu của họ. Những bảng màu tự thiết kế không những đem lại hiệu ứng hợp gu mà còn có hình ảnh minh họa để ta đối chiếu xem có phù hợp với phong cách của ngôi nhà không.

cach-phoi-mau-noi-that-phong-ngu-1662602451.jpg
Cách phối màu nội thất phòng ngủ sử dụng bảng màu trên các phương tiện