Khi cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, con người có xu hướng trở về với thiên nhiên, đưa vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ ấy đến gần hơn với cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế bể cá thủy sinh đã trở thành một thú chơi xu hướng mang thiên nhiên vào không gian sống của người dân đô thị. Nhưng làm thế nào là dễ dàng để thiết kế và xây dựng một bể cá đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt và sống động? Hãy cùng Toàn Cảnh Bất động sản tìm hiểu nhé.

Bể cá thủy sinh là gì?

Hồ thủy sinh là một thú chơi lâu đời của người Nhật với tên gọi là “vườn cây trong nước”. Theo thời gian, loại hình giải trí này ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm tích cực từ mọi người bởi vẻ đẹp dân dã nhưng cũng không kém phần hùng vĩ, tráng lệ. 

be-ca-thuy-sinh-min-1638176391.jpg

Bể cá thủy sinh trở thành thú chơi nghệ thuật được nhiều người yêu thích

Nhiều người vẫn lầm tưởng bể cá thủy sinh và hồ cá cảnh là giống nhau. Thực tế, hồ cá cảnh được tạo bởi 3 thành phần chính là bể chứa, nước và cá cảnh. Có thể nói bể cá thủy sinh là bộ môn nghệ thuật nâng cấp hơn của hồ cá cảnh. Người chơi bể thủy sinh bắt buộc phải tạo ra một hệ môi trường nhân tạo và toàn diện. Trong đó các thực vật và động vật thủy sinh có thể sinh sống, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên hệ sinh thái cân bằng. 

Ngoài ra, bể thủy sinh không nhất thiết được dùng để nuôi cá. Người chơi có thể sử dụng bể thủy sinh để làm tổ cho các động vật không xương sống, các loài lưỡng cư hoặc bò sát. 

Lợi ích của bể cá thủy sinh

Dù được đặt ở căn phòng nào, bể cá thủy sinh luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý. Bên cạnh việc trang trí nhà cửa, chúng cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống thường ngày. Khi cuộc sống trở nên bộn bề và vất vả hơn, bể cá thủy sinh là một thú chơi giúp chúng ta thư giãn cũng như tìm lại chút niềm vui sau một ngày làm việc mệt mỏi. Về mặt sức khỏe, một số nghiên cứu cho thấy việc ngắm một bể cá thủy sinh còn có tác dụng chữa bệnh bởi nó làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ…

Đối với trẻ em, bể cá thủy sinh có thể mang tính giáo dục và tập cho trẻ tinh thần trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ thú cưng. Nhìn chung, có một bể thủy sinh trong nhà sẽ cải thiện về mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta.

Cách trang trí bể cá cảnh thủy sinh đơn giản

1. Chọn bể cá thủy sinh

Hãy tham khảo trên mạng và phác thảo các ý tưởng về kích thước và cách trang trí bể cá thủy sinh của bạn. Bạn cần biết mình muốn thiết kế theo phong cách nào để chọn được loại bể phù hợp. Đồng thời, bạn cũng nên xác định được vị trí phù hợp, cũng như lựa chọn chân đế hồ trụ vững do kích thước bể cá thủy sinh khá nặng. 

Ngoài ra, việc trang trí bể cá thủy sinh cũng cần nhiều các yếu tố khác như phân, nền, cát, sỏi, thảm thực vật và các loại phụ kiện hỗ trợ cho cá như đèn, quạt. Vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ về các vấn đề đó để có thể chọn được một chiếc bể phù hợp.

2. Trang trí bể cá thủy sinh

tham-thuc-vat-be-ca-thuy-sinh-min-1638176391.jpg
Biết cách sắp xếp bố cục hợp lý sẽ giúp bể cá thủy sinh đẹp sống động

Lót nền: Lớp nền này sẽ được trải dưới đáy hồ. Nó bao gồm phân bón, cát, sỏi có vai trò cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây. Do đó chúng cần được thiết kế đủ dày, chắc chắn để cây có thể bám rễ vào đó và không gây đục nước. Ngoài ra, lớp cốt nền này cũng là nơi trú ngụ của vi sinh vật, góp phần phát triển hệ sinh thái dưới nước.

Sắp xếp đá: Là một trong các yếu tố làm tăng vẻ mỹ quan cho bể cá thủy sinh cũng như là điểm bám cho các cây thủy sinh, hãy sắp xếp các viên đá sao cho nó có thể tôn lên được giá trị của hồ thủy sinh.

Nước trong bể thủy sinh: Hãy cho nước vào bể một cách nhẹ nhàng và từ tốn. Điều này sẽ giúp cho nước trong bể không bị đục cũng như không phá vỡ lớp nền bạn vừa trải dưới đáy hồ thùy sinh.

Trồng cây thủy sinh trong bể: Một yếu tố bạn cần quan tâm nữa đó đó chính là các loại cây thủy sinh. Mỗi loại cây sẽ có cách chăm sóc khác nhau và tùy vào hình dạng của cây sẽ có những vị trí bài trí khác nhau. Ví dụ, có những loại cây được trồng để che phía sau như rau dừa hoặc rau Cần trôi do chúng có hình dáng rậm rạp, phù hợp cho việc che chắn. Khi trồng cây, bạn cũng sẽ cần một cái kẹp dùng trong y tế (loại lớn, dài trên 30cm) để cố định phần rễ cây và trồng xuống sỏi. 

3. Đặt bộ lọc cho bể cá thủy sinh

Bể cá thủy sinh cũng sẽ sử dụng một hệ thống bộ lọc riêng, khác với bể cá thông thường. Bởi thiết kế của chúng không phù hợp để có thể sử dụng các loại bộ lọc đó. Đây là 3 loại bộ lọc phù hợp với bể thủy sinh

Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, thường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt. Tuy nhiên do kích thước lớn nên nó chỉ thích hợp cho bể trên 200ml.

Lọc thác: công suất thấp nhất trong ba loại, chỉ phù hợp nếu như bể cá có diện tích nhỏ (khoảng 60l hoặc nhỏ hơn).

4. Gắn đèn huỳnh quang trong bể cá thủy sinh

Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại cây trong bể. Các loại đèn huỳnh quang là phương án phù hợp để thay thế cho ánh sáng tự nhiên  cũng như có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát lượng ánh sáng trong bể. Loại đèn được sử dụng phổ biến thường là loại  đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Ngoài ra, các loại đèn cho bể cá thông thường sẽ không thể sử dụng cho bể thủy sinh. Kích thước của bóng đèn so với chiều dài của bể cũng nên chênh lệch không quá 10cm để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

den-be-ca-thuy-sinh-mini-de-ban-1638176391.jpg
Đèn cho bể cá thủy sinh mini để bàn

5. Điều chỉnh nhiệt độ nước bể cá thủy sinh

Đối với bể thủy sinh, nhiệt độ thích hợp sẽ thường dưới 29 độ. Nếu như nhiệt độ bể tăng trên mức này, hãy bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh sử dụng cho các quạt tản nhiệt trong máy tính để điều hòa nhiệt độ nước. Ngoài ra, hãy bổ sung CO2 đầy đủ cho bể vì đây là thứ cần thiết để tạo điều kiện cho cây quang hợp. Chỉ lượng Co2 từ cá hoặc từ môi trường bên ngoài sẽ là không đủ để cây làm điều đó

Các loại bể cá thủy sinh đẹp phổ biến hiện nay

Bể cá thủy sinh hiện nay được có rất nhiều loại như bể cá treo tường, bể thủy sinh âm tường, bể dạng tủ, hồ vách ngăn, bể cá thủy sinh mini để bàn,... Chúng cũng mang nhiều hình dáng khác nhau như hình trụ, hình chữ nhật, ngoài ra còn có thiết kế hình tròn, hình vuông, hình uốn cong, hình bán nguyệt, hình lục lăng…
 

tu-be-ca-thuy-sinh-1638176391.jpg
Bể cá thủy sinh dạng tủ

Phong thủy trong thiết kế bể cá thủy sinh

Bể cá thủy sinh không chỉ là vật nội thất trang trí cho ngôi nhà mà còn được xem là một thuyết phong thủy bởi nó chứa đựng nhiều yếu tố như:
- Thủy: nước trong bể
- Mộc: các loại cây thủy sinh trong bể
- Kim: các bộ phận của bể gồm khung, giá đỡ, máng đèn
- Thổ: đá, sỏi dưới nền bể
- Hỏa: màu sắc của các loại cá cũng như cây thủy sinh, thường là tông màu nóng.

Vì vậy để đảm bảo phong thủy cho ngôi nhà của mình, việc thiết kế bể cá thủy sinh cần tuân theo một số quy tắc nhất định. Theo các chuyên gia phong thủy, bể cá thủy sinh nên đặt trang trí phòng khách, theo hướng Đông Nam của ngôi nhà. Đây là vị trí giúp gia chủ thu hút nguồn năng lượng tích cực, mang lại tài lộc và thịnh vượng cho ngôi nhà.

Số lượng cá thả trong bể thủy sinh

Số lượng cá trong hồ không nên quá nhiều cũng như quá ít. Để đảm bảo tính phong thủy cho bể cá của bạn, số lượng cá nên tương ứng với các con số may mắn trong phong thủy như 1, 6, 7, 8, 9.

Kích thước và vị trí đặt bể cá thủy sinh trong nhà

Tránh đặt bể cá gần những bức tượng tôn giáo vì theo phong thủy, điều đó sẽ mang lại điều xấu cho gia chủ. Bạn cũng không nên đặt bể cá thủy sinh ở các vị trí như đối diện với bếp lò, được gọi là “lửa khắc thủy”, thường sẽ gây bất lợi cho sức khỏe cũng như việc kinh doanh của gia chủ. Ngoài ra, khi đặt hồ cá thủy sinh ở phòng nào, bạn cũng nên xem xét kích thước hồ sao cho phù hợp với căn phòng đó. Bởi nếu bể thủy sinh quá lớn so với không gian phòng sẽ dẫn đến hiện tượng không tụ khí mà “nhân khí” bị hút mất, độ ẩm trong phòng cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Hình dáng bể cá thủy sinh

Dưới góc nhìn của phong thủy, bể cá hình tròn là tốt nhất. Tuy nhiên, loại này lại không được phổ biến. Vì thế bạn có thể dựa theo vị trí đặt bể để lựa được hình dáng phù hợp. Bể hình tam giác sẽ phù hợp đặt ở các góc tường. Nếu muốn bài trí ở các vị trí gần tường thì nên đặt bể có hình vuông, chữ nhật hay bán nguyệt đặt. Đối với hình tròn, vị trí cạnh cửa hoặc giữa phòng được xem là phù hợp nhất

Nuôi loại cá gì trong bể thủy sinh?

Các loại cá cũng mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Để mang lại tài lộc và may mắn, đây là các loài cá mà bạn nên nuôi:

Cá huyết anh vũ (nguồn gốc Đài Loan) là loại cá âm dương, là loài đứng đầu trong khoa học phong thủy với sắc đỏ tươi hệt như một ngọn lửa

ca-hong-ket-be-ca-thuy-sinh-1638176391.jpg
Cá Huyết Anh Vũ hay còn gọi là cá Hồng Két

Cá rồng là loại cá cảnh được khuyên nuôi trong hồ thuỷ sinh, là biểu tượng cho sự tài lộc và thịnh vượng.

ca-kim-ngan-be-ca-thuy-sinh-1638176391.jpg
Cá rồng cũng được nhiều người chọn nuôi trong bể cá thủy sinh

Cá vàng (Kim ngư): xuất xứ từ Trung Quốc, nhờ màu sắc sặc sỡ mà chúng được cho là mang lại nhiều may mắn.

ca-vang-be-ca-thuy-sinh-1638176391.jpg
Cá vàng là một trong những loại cá cảnh đẹp và dễ nuôi