Đầu tư mà không có quy tắc, chiến lược thì không khác gì tham gia ván bài may ít rủi nhiều. Để đạt được những cột mốc tăng trưởng tài chính như mong đợi, các nhà đầu tư danh tiếng thường áp dụng những quy tắc “ngầm”. Điểm chung của những quy tắc này ngoài dựa trên những yếu tố khách quan như khả năng phân tích dữ liệu, kinh nghiệm giao dịch lâu năm… thì còn phụ thuộc rất lớn vào cách kiểm soát và áp dụng chiến lược tâm lý. Những quy tắc này có thể trở thành kim chỉ nam cho bạn vào những lúc phải đứng giữa nhiều quyết định. 

Nhằm mang đến cho độc giả một góc nhìn toàn diện về 8 tư duy này, Toàn cảnh Bất động sản xin phép được đăng tải bài viết thành hai phần. Mỗi phần gồm 4 quy tắc.  

Độc giả tìm đọc lại phần 1 tại đây.

5. Luôn mua thấp, bán cao 

Mục tiêu của việc đầu tư là bán ra với giá cao hơn giá nhà đầu tư đã mua nó. Vấn đề mà các nhà đầu tư phải xác định thời điểm giá đủ thấp để mua và đủ cao để quyết định rằng bán là lựa chọn tốt nhất. Những thái cực này diễn ra một vài lần mỗi thập kỷ và có những điểm tương đồng đáng chú ý. Những biến chuyển của nền kinh tế sẽ tác động đến những thay đổi cảm xúc trong quyết định đầu tư. Khi nền kinh tế suy thoái, nỗi sợ hãi chiếm ưu thế, đây là thời điểm để mua thấp. Khi nền kinh tế bùng nổ, giá cả tăng lên như “không có ngày mai”, đây là thời điểm để bán.

photo1623156402344-1623156402563997623705-1631265483.jpg

6. Đừng hoảng! 

Đầu tư tài chính luôn đi kèm với rủi ro. Đó là điều không thể tránh khỏi. Nhà đầu tư Robert Arnott từng nói “Trong đầu tư, cái gì càng an toàn, càng không tạo ra lợi nhuận”.  Tâm lý bất ổn trong đầu tư bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, lòng tham, hy vọng và nỗi sợ.

Để tránh những tình huống để cảm xúc chi phối những quyết định quan trọng, hãy chuẩn bị tâm lý như sau:

Thứ nhất, chọn lọc thông tin. Hãy tự tin vào những số liệu đã phân tích trước đó. Hiện nay có rất nhiều fake news (tin giả) gây nhiễu sóng thị trường. Hãy là nhà đầu tư tỉnh táo trước những cái bẫy của “tin đồn thất thiệt”. Tất cả chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không nên đặt niềm tin tuyệt đối. 

Thứ hai, hãy luôn có quỹ dự phòng khẩn cấp ít nhất 6 tháng. Sẽ chẳng thể nói trước những biến động tương lai của thị trường. Việc tạo ra quỹ này sẽ giúp nhà đầu tư tránh rơi vào trường hợp “buộc phải bán” hoặc “không đủ vốn” khi cơ hội tới. Tuy nhiên, hãy chỉ sự dụng quỹ này khi không còn cách nào khác. 

Thứ ba, hãy viết những kịch bản tài chính dự phòng cho tình huống xấu nhất. Ngoài quỹ dự phòng, nhà đầu tư cần hiểu rõ giới hạn chịu đựng thua lỗ của mình ở đâu để không sa đà vào những quyết định gây thất thoát chi phí. 

7. Tham vấn chuyên gia

Nếu bạn muốn xây một căn nhà đẹp, bạn sẽ tìm một kiến trúc sư giỏi. Tương tự trong đầu tư, nếu bạn muốn có những thương vụ đầu tư phù hợp với khả năng của mình nhất, hãy tìm đến các nhà cố vấn. Khi bạn đứng trước những quyết định lớn một cách không chắc chắn, việc tìm lời khuyên từ chuyên gia là một hành động khôn ngoan. Phí tư vấn thì không hề rẻ nhưng cái giá của những quyết định sai lầm thì rất đắt. 

8. Xem xét và điều chỉnh các hạng mục đầu tư

Thất bại hoặc sai lầm trong đầu tư là những bài học vô giá mà không có một trường lớp nào nói với bạn. Việc đánh giá lại những sai sót trong quá khứ sẽ giúp bạn củng cố nền móng và tránh lặp lại những lỗi này trong tương lai. Quan trọng là vẫn bám sát mục tiêu đã đề ra.

Hãy phân tích những yếu tố sau:

Đầu tiên, hãy phân tích lý do tạo ra quyết định sai lầm. Lên danh sách những kênh thông tin ảnh hưởng đến quyết định vừa qua. Chọn lọc và loại bỏ những nguồn thông tin có độ tin cậy thấp và nhiều lỗ hổng. Tổng hợp và phân tích bức tranh tổng quan dựa trên các số liệu thực tế. 

Tiếp theo, rút ra những bài học sau trải nghiệm vừa rồi. Ví dụ như những kênh đầu tư nào nên tập trung nhiều hơn; nên dành bao nhiêu phần trăm quỹ tài chính cho các mảng đầu tư. Làm sao để cân bằng lại portfolio. Cuối cùng là đưa ra các dự toán tương lai và phương pháp phòng tránh lặp lại sai lầm