Phong cách minimalism: “không ôm đồm”, tiết kiệm không gian sống

Lan Anh
Tối giản, tiết kiệm không gian sống là phong cách thiết kế của người dân xứ sở hoa Anh Đào và dần trở thành xu hướng ở Việt Nam những năm gần đây. 

Thế nào là phong cách minimalism, kỷ nguyên của “less is more” đang đến?

Minimalism (tiếng Anh) hay Danshari (tiếng Nhật) được dịch là chủ nghĩa sống tối giản, tối ưu hóa mọi góc cạnh và loại bỏ những vật không cần thiết trong cuộc sống.

Phong cách sống tối giản được áp dụng trong thiết kế nội thất khi sử dụng tông màu đơn sắc, thiết kế gọn gàng, đơn giản nhưng tạo cảm giác đầy sang trọng và đẹp mắt. 

Minimalism xuất hiện trong nghệ thuật Phương Tây từ những năm 1970 và được xem là một nhánh của phong cách đương đại. Trong đó phải kể đến kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe - một trong những bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Triết lý "Less is more" của ông được thể hiện rõ trong cách bố trí không gian kiến trúc, những đường thẳng, góc vuông và mặt phẳng đều được sắp xếp đơn giản, tinh gọn.

Tại châu Á, Nhật Bản được biết đến là bậc thầy của phong cách minimalism. Bạn có thể tìm thấy phong cách thiết kế này ở các công trình kiến trúc từ đương đại đến truyền thống tại Nhật.

phong-cach-thiet-ke-toi-gian-la-gi-1650505661.jpg
“Less is more” trở thành triết lý của nhiều nhà thiết kế nội thất

“Thiết kế theo phong cách minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian thoáng đãng, cô đọng. Không gian sẽ tạo ra cảm xúc chứ không phải là đồ vật,...” theo Ludwig Mies van der Rohe.

Một số chung cư thiết kế dựa trên nền tảng phong cách “less is more” tại TP.HCM có thể kể đến như: Saigon Mia (Bình Chánh), Palm Height (quận 2), Hado Centrosa (quận 10),.... Ở khu vực miền Bắc có dự án Ecopark là tiêu điểm của phong cách hiện đại tối giản nhưng vẫn đầy đủ công năng. Vậy làm thế nào để mang phong cách thiết kế tối giản này vào ngôi nhà của bạn? 

Những yếu tố tạo thành phong cách tối giản

Đồ dùng cần thiết tạo nên sự đơn giản 

Cách tiếp cận sự tối giản nhanh nhất là chỉ sử dụng các yếu tố thiết yếu như ánh sáng và vật liệu gọn nhẹ để tạo bố cục không gian mở rộng, mang lại cảm giác thông thoáng và tự do cho căn phòng của bạn.

Không nên ôm đồm nhiều đồ nội thất quá mức, điều này sẽ khiến cho căn phòng của bạn ngày càng bị “ngộp và rời xa phong cách này. Thay vào đó hãy sử dụng một vài vật dụng đơn giản nhưng sang trọng như: một bình hoa đẹp trên bàn ăn, một bức tranh nhưng đủ để tạo điểm nhấn cho không gian,...

thiet-ke-noi-that-minimalism-1650505661.jpg

Đường nét sạch sẽ 

Nội thất và phụ kiện cần tập trung vào tính đa chức năng và thực dụng. Bề mặt phẳng, nhẵn và sạch sẽ tạo ra những chi tiết nhấn mạnh tính chất thiết yếu của từng mặt hàng nội thất.

Hãy đơn giản hóa, trọng tâm là phải biết tạo sự thông thoáng cho không gian, trên mặt bàn và bề mặt khác như tường, trần. Đây là điều cần thiết để tạo ra không gian tối giản.

Bảng màu đơn sắc 

Nếu như sự tối giản là trọng tâm thiết kế thì bảng màu sắc chính là tiền đề tạo nên bức tranh minimalism tuyệt đẹp.

Cách phối màu đơn sắc bao gồm màu trắng, be và xám là đặc trưng của không gian thiết kế theo phong cách “less is more”. Ngoài ra, Khi tận dụng bảng màu đơn sắc bao gồm các sắc thái tự nhiên nhẹ nhàng và mềm mại sẽ giúp tạo nên được không gian thoáng mát, sáng sủa và trang nhã.

Những lưu ý khi thiết kế nội thất minimalism 

Quá đơn điệu sẽ khiến không gian trở nên “vô hồn”

noi-that-toi-gian-minimalism-1650505660.jpg
Không gian quá trống trải sẽ tạo cảm giác "vô hồn"

Đôi khi không gian được tối giản hóa quá mức sẽ khiến ngôi nhà trở nên trống trải và vô hồn. Để khắc phục điều này, bạn có thể tham khảo các cách sau:

Kết hợp các màu sắc và vật liệu khác nhau

Khi sử dụng bảng màu đơn sắc trong thiết kế, có một cách tuyệt vời để khiến cho nó trở nên ấm cúng và có “hồn” là kết hợp thêm một số sắc thái khác nhau.

Ví dụ như việc sử dụng giấy dán tường bằng vải lanh, vải len mềm và thảm trong phòng ngủ sẽ giúp tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp. Trong phòng tắm, kết cấu và họa tiết của gạch có thể tạo thêm sự thu hút cho thị giác trong khi vẫn duy trì màu sắc trung tính.

Kết hợp với vải dệt may

Vải dệt sẽ tạo cảm giác ấm áp và tinh tế cho không gian. Vải thô, bộ đồ ga giường, đệm và thảm trải sàn bằng các loại vải dệt khác nhau như: vải lanh, len và bông,... là một vài ví dụ cho bạn có thể tạo thêm sự thoải mái cho căn phòng trong khi duy trì phong cách tối giản.


Minh Phương