Quỹ đất của Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nói lên điều gì?

Minh Anh
Quỹ đất ở TP. HCM dần khan hiếm khiến dân đầu tư bất động sản dịch chuyển ra các vùng lân cận để tiếp cận vùng giá thấp, nhằm tìm kiếm biên độ lợi nhuận cao hơn. Cùng xem xét quỹ đất của ba tỉnh phía Đông thành phố là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu  

Quỹ đất Bình Dương

Giữ vị thế thủ phủ công nghiệp của cả nước, Bình Dương đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế trong 5 năm vừa qua. Với mật độ dân số gần 2,7 triệu người trên tổng diện tích đất 2.695km2 (trung bình 974 người/km2), Bình Dương được xem là khu vực tiềm năng của lĩnh vực bất động sản trong tương lai. Với thế mạnh kinh tế tại nơi này, cộng với vị trí địa lý đắc địa giáp với các khu vực kinh tế lớn và phát triển như Bình Phước, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, những yếu tố trên sẽ giúp quỹ đất Bình Dương được khai thác tối đa những điểm sáng của mình.

Mặc dù quỹ đất ở khu vực này so với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là thấp hơn, tuy nhiên đây vẫn được xem là một nơi thưa dân nếu so với các khu vực kinh tế lớn trên toàn quốc như TP.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng. Với nguồn vốn lớn của 225 dự án đầu tư, gần 2700 tỷ đồng được rót về nơi này, Bình Dương vẫn giữ vững sức hút của mình trong thị trường Bất động sản.

mat-do-dan-so-dong-nai-ba-ria-vung-tau-binh-duong-1635923927.jpg

Quỹ đất Đồng Nai

Tính đến tháng 8/2021, Đồng Nai sở hữu lượng dân cư đông đúc khoảng 3,24 triệu người trên tổng diện tích khu vực 5.905,7km2, tương đương với mật độ dân số 524 người/km2. Đây là tỉnh thành đông dân đứng thứ 5 của Việt Nam, với 48,4% số dân sinh sống tại thành thị và 51,6% dân cư phân bổ ở vùng nông thôn. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và các khu công nghiệp, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Đồng Nai diễn ra nhanh chóng. Với mật độ dân số cao nhất tỉnh, chiếm hơn 4.000 người/km2, TP. Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai đang phải chạy đua với việc phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng.

quy-dat-dong-nai-1635923927.jpg

Mật độ dân cư Đồng Nai phân bố không đều dẫn đến nhu cầu cấp thiết về hạ tầng tại TP. Biên Hòa

Dựa vào mật độ dân số có thể nhận ra Đồng Nai là nơi có quỹ đất lớn nhất, theo sau là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Lượng dân cư thưa thớt của Đồng Nai là một trong những yếu tố hứa hẹn cho sự phát triển đô thị cho trung tâm kinh tế của tỉnh thành mình.

Quỹ đất Bà Rịa – Vũng Tàu

Là địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu lượng dân số tầm hơn 1,18 triệu dân. Với tổng diện tích khu vực là 1.980,8 km2, mật độ dân số của tỉnh này rơi vào tầm 580 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều. 61,9% dân cư đều tập trung về Thành phố Vũng Tàu. Cùng với những lợi thế về quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho các mảng du lịch, kinh tế, công nghiệp tại nơi này, Thành phố Vũng Tàu hiện đang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh của cả Nam Bộ.

Sau những hứng chịu nặng nề của dịch Covid-19, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn được công nhận là điểm sáng phân khúc đất nền hậu đại dịch. Quỹ đất rộng rãi, mặt bằng giá thấp, tiềm năng tăng trưởng cao từ cao tốc và khu công nghiệp. Đây chính là những yếu tố giúp tổng vốn đầu tư FDI của Bà Rịa – Vũng Tàu nâng lên vị trí thứ 2, trên cả Bình Dương và Hà Nội. Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh đã thu hút được 39 dự án đầu tư mới tính đến tháng 8/2021, bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh trong thời gian vừa qua.

Tiềm năng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai

Theo nhận định từ các chuyên gia lý do những năm gần đây bất động sản tại các tỉnh lẻ như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa - Vũng Tàu đang ngày càng săn đón bởi người mua ở thực và trở thành “vàng ròng” của giới đầu tư cũng bởi vì một nguyên tắc duy nhất “nước phải chảy về chỗ trũng”. Yếu tố mức giá hấp dẫn đã khiến các phân khúc bất động sản vùng ven hấp dẫn với đại đa số người mua hơn. 

Đồng Nai - phát triển cảng hàng không

Là khu vực đang trên đà phát triển, Đồng Nai sở hữu lợi thế đồng thời cũng là áp lực khi ngày càng đón nhận nhiều đợt di cư từ các nơi khác về khu vực trung tâm. Với sự xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị tại Thành phố Biên Hòa, đây sẽ là khu vực mới tiềm năng không kém cạnh gì so với ‘ông lớn’ Bình Dương trong lĩnh vực Bất động sản.

Cùng với sự phát triển về hàng không, Đồng Nai đã mở đường cho sự tăng trưởng về giá bất động sản. Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào năm 2025 dẫn đến hệ quả giá đất tăng mạnh trong khoảng từ năm 2021-2024, tiếp nối sự tăng trưởng giá đất trong 5 năm vừa qua. Cụ thể, dựa theo Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giá đất có thể được đẩy lên mức cao nhất là 40 triệu đồng/m2 ở Thành phố Biên Hòa và thấp dần tại các khu vực ngoài trung tâm.

san-bay-long-thanh-dong-nai-1635923927.jpg

Bà Rịa - Vũng Tàu - phát triển hệ thống cảng biển

Ghi nhận cho thấy, dưới nền cơn sốt đất nền lan rộng khắp các tỉnh thành, giá bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu tăng đều trong vài năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.

Bà Rịa-Vũng Tàu, theo quy hoạch dự kiến sẽ trở thành vùng đất phát triển về du lịch, cảng biển và công nghiệp hóa dầu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch tổng thể có 69 dự án cảng, trong đó đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang khẩn trương triển khai đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng giúp kết nối liên vùng, trong đó quan trọng nhất là đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Dự kiến ​​mở rộng đường cao tốc TP.HCM-Long Thành- Dầu Giây lên 8 làn xe vào năm 2025, vốn đầu tư 9,8 nghìn tỷ đồng, đồng thời triển khai các tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, các Quốc lộ 51, 55, 56…

ha-tang-ba-ria-vung-tau-1635923927.jpg

Cuối tháng 10/2021 Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết từ tháng 01/2022 sẽ điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp (cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản) khu vực đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh tăng giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ.

quy-dat-ba-ria-vung-tau-1635923927.jpg
gia-dat-ba-ria-vung-tau-1635923927.jpg

Bình Dương - phát triển khu công nghiệp

Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của dịch bệnh, kinh tế Bình Dương vẫn tiếp tục phục hồi và khởi sắc trong năm 2021. Đặc biệt, vốn đầu tư FDI trong 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh đã đạt 1,4 tỷ USD, nâng tổng số vốn của nơi này lên 37 tỷ USD. Đi kèm với nguồn vốn đầu tư khổng lồ và hàng loạt các khu công nghiệp mọc lên, việc phục vụ cho an sinh xã hội của công nhân nơi đây cũng là nguyên nhân khiến cho đất Bình Dương tăng giá.

khu-cong-nghiep-binh-duong-1635923927.jpg

Chia sẻ với chuyên trang toancanhbatdongsan, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa đã nêu ra lý do cho việc các khu công nghiệp làm ảnh hưởng đến giá bất động sản liền kề. Theo ông, việc mở rộng các khu công nghiệp đã kéo theo hàng ngàn hộ gia đình đến đây sinh sống, từ đó mở ra một khu đô thị liền kề với những sinh hoạt, trao đổi dịch vụ đa dạng.

Với tiềm năng tăng trưởng to lớn từ thị trường Bất động sản – đô thị thông minh và tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước đạt 82%, Bình Dương sẽ không ngừng tăng trưởng và thu hút lượng đông đảo dân cư đổ về.