Thị trường căn hộ “hồi sức” sau đại dịch

Bảo An
Mới đây, Colliers Việt Nam công bố báo cáo thị trường căn hộ tại TP HCM và Hà Nội trong quý IV/2021. Thị trường có những diễn biến lạc quan cả về giá và nhu cầu sau nhiều tháng đóng băng vì dịch bệnh.

TP HCM: giao dịch bật tăng 

Tại TP HCM, thị trường được cho là có nhiều khởi sắc hơn giai đoạn trước đó, khi các hoạt động ra mắt và mở bán hàng loạt dự án đều hồi phục.

Cụ thể, các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Nam Long, Novaland, Hưng Thịnh, Masterise… đều có dự án mở bán trong quý vừa qua. Các chủ đầu tư nước ngoài như CapitaLand, Keppel Land cũng gia nhập cuộc chơi. Phần lớn nguồn cung đến từ 2 khu vực chính là phía Đông và phía Nam TP HCM, chủ yếu từ hàng tồn kho từ các giai đoạn trước của các dự án.

Phân khúc cao cấp chiếm phần lớn nguồn cung, chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung sơ cấp tại TP.HCM. Bên cạnh đó, phân khúc hạng sang tăng trưởng nhanh chóng không chỉ ở khu vực trung tâm mà còn ở các quận khác, đặc biệt là thành phố Thủ Đức.

1-custom-1642648873.png

Nguồn cung từ các quận ngoại thành TP HCM như Bình Chánh (Dự án Westgate, Uni Park, ...), huyện Nhà Bè (Dự án Celesta Rise, Zeitgeist Nhà Bè, ...) hoặc quận Thủ Đức (với số lượng lớn căn hộ từ Vinhomes Grand Part, Masterise Central Point) cũng tiếp tục được bán sau 3 tháng cách ly. Nguồn cung từ phân khúc bình dân vẫn còn hạn chế.

Cũng theo chuyên gia Colliers, giao dịch tăng mạnh do nhu cầu cao sau 3 tháng cách ly. Các chủ đầu tư đầu tư đã thực hiện một số sự kiện và hoạt động trực tuyến cùng ngoại tuyến để thu hút người mua.

Giá bán tăng 10-15% so với cùng kỳ. đặc biệt là các dự án nằm ở phía Đông và phía Nam TP HCM, nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng. Căn hộ TP.HCM định giá mới với sự xuất hiện của dòng sản phẩm căn hộ siêu sang của tập đoàn Masterise.

Thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh vào năm 2022. Ở phân khúc hạng sang và cao cấp, các dự án tại khu vực trung tâm và thành phố Thủ Đức sẽ là khu vực nổi bật của TP.HCM. Bên cạnh đó, thị trường các tỉnh lân cận TP.HCM cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư cá nhân đầu tư sinh lời cao.

Hà Nội: mặt bằng giá mới 

Do dịch bệnh ít hoành hành, nên thị trường Hà Nội mở cửa sớm hơn TP HCM. Việc ra mắt tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông vào tháng 11/2021 là sự kiện lớn nhất của Hà Nội, khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn.

Nguồn cung tại Hà Nội đến từ 11 dự án với hơn 8.000 căn hộ, chủ yếu đến từ Gia Lâm, Từ Liêm và quận Hoàng Mai. Phân khúc hạng sang và cao cấp tại Hà Nội được hưởng lợi từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Sự xuất hiện của các chủ đầu tư từ TP HCM khiến thị trường Hà Nội sôi động và cạnh tranh hơn.

2-custom-1642648873.png

Tại Hà Nội, giao dịch tăng mạnh do nhu cầu cao sau dịch bệnh. Giá bán tăng 5-10% so với quý IV/2020, đặc biệt là các dự án nằm ở phía Tây và phía Đông Hà Nội, những nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với phân khúc cao cấp, sự chú ý từ người dân địa phương giàu có và người nước ngoài, chủ yếu đến từ HongKong và Hàn Quốc. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục đối với các dự án có vị trí đẹp và cao cấp.

Theo chuyên gia Colliers, so với khu vực, giá căn hộ tại Hà Nội rất cạnh tranh và triển vọng tăng trưởng vốn cùng với lợi suất cao đang thu hút sự quan tâm của nước ngoài. Căn hộ Hà Nội cũng bước lên mặt bằng giá mới với sự xuất hiện của dòng sản phẩm căn hộ của tập đoàn Masterise.

Trong năm 2022, giá bán căn hộ tại Hà Nội cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng do giá đất, chi phí xây dựng tăng. Về dài hạn, với sự phát triển của đầu tư công, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong những năm tớ