Theo một số chuyên gia, nhiều năm trước, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã có sự chênh lệch nhất định, nhưng quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, mức chênh lệch thường không quá 10%.
Lấy ví dụ vào tháng 3/2022, dù thị trường kim loại quý thế giới đảo chiều giảm gần 10 USD/ounce nhưng giới nhà vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng giá bán ra. Vàng miếng SJC sáng ngày 8/3/2022 tăng 900.000 đồng nâng giá vàng lên tối đa 74,4 triệu đồng mỗi lượng, chênh lệch gần 20 triệu đồng so với giá thế giới.
Việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới không còn là chuyện lạ ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Mặc dù theo quy luật, giá vàng trong nước tăng hay giảm đều dựa theo biến động của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, trong năm qua, giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá thế giới từ 15% đến 18%, đây là mức chưa từng có trong nhiều năm. Câu hỏi đặt ra là tại sao giá vàng trong nước lại tăng chóng mặt như vậy?
Lý giải nguyên nhân giá vàng trong nước cao hơn thế giới
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, có 4 nguyên nhân khiến giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, cụ thể là:
Thứ nhất, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có sự liên thông nên khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, kết nối này không hoàn chỉnh. Bởi theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Đồng thời, chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấp phép nhập khẩu cho một vài doanh nghiệp, vì thế nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế.
Thứ hai là nhu cầu trữ vàng gần đây tăng mạnh. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng của Việt Nam sẽ đạt 43 tấn vào năm 2021, tăng 8% so với năm trước. 72% người tiêu dùng tin rằng vàng là tài sản đầu tư an toàn và họ sẽ tiếp tục đầu tư vàng. Người Việt Nam sở hữu nhiều vàng hơn các nước khác vì họ có xu hướng dự trữ dài hạn.
Thứ ba, với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia và sản xuất đình trệ, vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền của các nhà đầu tư.
Cuối cùng, chính việc giá vàng biến động liên tục trong thời gian gần đây khiến kênh đầu tư vàng khá hấp dẫn, được nhiều cư dân săn lùng mua để kiếm lời. Đó là lý do tại sao giá vàng tăng cao nhưng vẫn có rất nhiều người mua. Ngoài ra, không thể loại trừ việc các công ty kinh doanh vàng rủ nhau tăng giá khiến giá vàng trong nước ngày càng đắt đỏ
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), chia sẻ với báo chí rằng do Nghị định số 24/2012 về quản lý thị trường vàng nên thị trường vàng trong nước không biến động cùng chiều với diễn biến thị trường thế giới. Ông Hải cho rằng nghị định này khiến thị trường vàng trong nước trở thành một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, chuỗi cung ứng vàng miếng bị gián đoạn do thuộc phạm vi độc quyền nhà nước.
Ông Huỳnh Trùng Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), cùng quan điểm cho rằng, vàng là mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu. Do đó, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do phải chịu thêm các chi phí khác như vận chuyển, bảo hiểm, ....Ngoài ra, trước tình hình khan hiếm nguồn cung vàng do Nghị định số 24, không dễ gì để các doanh nghiệp trong nước giảm mạnh theo đà của thế giới. Do đó, khi giá vàng thế giới giảm, mức độ chênh lệch giữa giá trong nước và giá nước ngoài ngày càng rộng.
Giá vàng trong nước và thế giới hôm nay (07/11/2022)
Giá vàng hôm nay 7/11 rất tích cực khi kim loại quý tăng hơn 50 USD so với phiên giao dịch cuối tuần trước (05/11).
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước tăng cao, giá vàng miếng SJC hiện ở mức 66,72 triệu đồng đến 67,72 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Nếu như giá vàng miếng SJC được giao dịch từ đầu tháng 8 là 66,3 - 67,32 triệu đồng/lượng thì nhà đầu tư mua vàng đầu tháng 8 bây giờ bán ra sẽ lãi 400.000 đồng/lượng.
Tại thời điểm tìm hiểu, trên sàn giao dịch của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, vàng SJC mua vào 66,7 triệu đồng/lượng và bán ra 67,72 triệu đồng/lượng.
Ngoài ra, công ty niêm yết giá vàng DOJI mua vào ở mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra là 67,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Vietinbank Gold niêm yết ở mức mua vào là 66,51 triệu đồng/lượng và bán ra là 67,55 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC Phú Quý mua vào là 66,7 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67,6 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được giao dịch ở mức 66,72 - 67,58 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức giá 2 chiều là 52,2 - 53,05 đồng mỗi lượng.
Giá vàng thế giới
Theo Kitco, tại thời điểm khảo sát, giá vàng thế giới ở mức 1.681 USD/ounce, tăng 3 đồng/USD so với phiên trước. Quy đổi theo tỷ giá hiện tại của Ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 49,9 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí), vàng SJC đắt hơn vàng thế giới 17 triệu đồng/lượng.
Động lực tăng của vàng đến từ kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất, vì báo cáo việc làm cho thấy các doanh nghiệp Mỹ đang tuyển dụng nhiều hơn, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng. Giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý. Trong khi đó, giá vàng đã giảm hơn 400USD kể từ khi phá vỡ mức quan trọng 2.000USD/ounce hồi tháng 3/2022.