98% doanh nghiệp tại VSIP Bình Dương khôi phục hoạt động

Bảo An
Từ chỗ hoạt động cầm chừng, đế nay 98% doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp VSIP I và II đã hồi phục sản xuất, thậm chí tăng tốc đón tăng trưởng tháng cuối năm.

Sản xuất khôi phục

Công ty TNHH DADL, khu công nghiệp VSIP II, phường Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương, thời điểm trước dịch khoảng 1.510 nhân viên. Sau hơn một tháng “bình thường mới”, có khoảng 1.000 lao động trở lại làm việc.

Bà Hồ Huỳnh Thanh Thảo, Phó giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết, để đảm bảo vận hành dây chuyền, công ty đang mời gọi những lao động đã về quê trở lại doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ tiền đi đường cùng các chi phí khác cho nhân viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng, đặt mục tiêu phục hồi 100% công suất hoạt động vào quý 1.2022.

image001-custom-1639448285.jpg
Khu công nghiệp VSIP I, Bình Dương.

Với những nhân viên có con nhỏ, doanh nghiệp này hỗ trợ máy tính giúp họ có thể tiếp tục làm việc trực tuyến tại nhà.

“Thời điểm này, sức khoẻ của người lao động vẫn được công ty đặt lên trên hết”, bà Thảo nhấn mạnh.
Lúc này Nhà máy P&G, VSIP II, đường Tân Hiệp 17, Vĩnh Tân, Tân Uyên, cũng có khoảng 900 lao động trở lại làm việc, đạt 90% quân số so với trước dịch.

Ông Đặng Đức Toàn, Giám đốc chuỗi cung ứng Nhà máy P&G cho biết doanh nghiệp vẫn duy trì công suất, đảm bảo lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng, đồng thời, chú trọng bảo vệ an toàn cho người lao động.

“Tính đến nay, 100% người lao động được tiêm mũi 1 và 90% tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19. Công ty chủ động tự mua kit test, tự tổ chức xét nghiệm, phát kit test cho gia đình người lao động, hỗ trợ ký túc xá cho người lao động ở khu vực rủi ro, triển khai chương trình y tế tư vấn hỗ trợ sức khỏe toàn công ty”, ông Toàn cho biết.

image003-custom-1639448285.jpg
Khu công nghiệp VSIP II, Bình Dương.

Bên cạnh hoạt động sản xuất từng bước được ổn định, các dự án bất động sản, nhà ở trong 2 khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương cũng bắt đầu triển khai nhằm đáp ứng tiến độ thi công. Điển hình như dự án Sun Casa Central tọa lạc trên quỹ đất hơn 30ha tại trung tâm Khu đô thị, công Nghiệp và dịch vụ VSIP II, nơi tập trung hơn 500.000 lao động bao gồm hơn 45.000 chuyên gia đang sinh sống, làm việc.

“Sau những gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đầu tháng 10, hàng trăm căn hộ thuộc giai đoạn 1 bắt đầu được bàn giao đến tay khách hàng”, đại diện chủ đầu tư nói.

Sun Casa Central là dự án quy hoạch đồng bộ, chú trọng tiện ích và môi trường sống trong lành. Theo chủ đầu tư VSIP, dự án bao gồm các tiện ích như: khu phức hợp dịch vụ thương mại The Sun Mall rộng 3ha, khu công viên The Sun Park, khu giải trí thương mại dịch vụ The Sun Container Night Market liền kề. Cùng với đó, VSIP cũng hợp tác xây dựng phòng khám đa khoa 5.000m2 và trường mầm non quy mô 400 bé nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ…

canh-quan-du-an-suncasa-central-1663074824.jpg
Cảnh quan dự án Suncasa Central.

Theo chủ đầu tư VSIP, giai đoạn 3 khu căn hộ The Habitat - tại cửa ngõ khu công nghiệp VSIP 1 cũng sẽ sớm triển khai thi công trong giai đoạn tới. Phân kỳ thứ ba của khu căn hộ cao cấp này chú trọng không gian tiện ích tiện ích nội khu đa dạng như: hồ bơi vô cực trên cao, sky bar, sân khấu biểu diễn ngoài trời, công viên cây xanh, phòng gym, yoga, sân chơi thể thao, lối chạy bộ, khu tiệc nướng BBQ, khu vui chơi trẻ em...

“Việc triển khai giai đoạn 3 của The Habitat ngay sau dịch là nhằm đưa dự án sớm hình thành, đáp ứng nhu cầu nơi cư trú cho dòng chuyên gia ngoại quốc sẽ quay lại Việt Nam làm việc vào 2023-2025, khi các kết nối quốc tế được hồi phục hoàn toàn”, đại diện VSIP nhấn mạnh.

Sức bật từ quy hoạch đồng bộ, vận hành chỉn chu

Theo số liệu từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đến nay đã có hơn 2.000 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoạt động bình thường, đạt tỷ lệ 96%. Số lượng lao động trở lại làm việc trong các công ty trên là khoảng 373.000 người, chiếm khoảng 76,38%.

Ông Bùi Minh Trí, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, ngay sau khi kích hoạt trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp đã nhanh chóng tổ chức lại hoạt động sản xuất, bảo đảm an toàn, nhằm lấy lại đà tăng trưởng kinh tế”.

Tại Ban quản lý 2 Khu công nghiệp VSIP I và II, Bình Dương, tính đến nay có khoảng 98% doanh nghiệp hoạt động lại, số lượng công nhân cũng đã dần quay trở lại, hàng hóa luân chuyển ổn định.

Lý giải cho đà tăng tốc nhanh chóng trong việc khôi phục sản xuất công nghiệp tại Bình Dương nói chung và VSIP nói riêng sau đại dịch, một chuyên gia đô thị cho rằng có ba lý do chính:

Thứ nhất, đô thị Bình Dương là trung tâm công nghiệp quan trọng, một trong năm trục công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều năm qua, Bình Dương được sự đầu tư của Trung Ương và tỉnh đã tập trung rất nhiều để phát triển cơ sở và kỹ thuật. 

“Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật tại nhiều khu vực ở Bình Dương đã đi trước một bước, tạo đà cho nhiều lĩnh vực khác phát triển bền vững như công nghiệp, bất động sản”, chuyên gia này nói.

Cụ thể, Bình Dương đang cùng TP.HCM và Đồng Nai hoàn thiện hệ thống đường vành đai khép kín –Vành đai 3 và Vành đai 4. Trong đó, Vành đai 3 thì có biên giáp ranh với Bình Dương 30km. Đường vành đai 4 thì kéo dài 200km, chạy qua các tỉnh thành của khu vực Đông Nam Bộ, có cả Bình Dương.

Một số dự án khác mà chuyên gia này cũng nhấn mạnh là Bình Dương hiện nay đang hoàn thiện một trục đường xuyên tâm từ Nam đến Bắc. Tức là từ Tân Vạn, Mỹ Phước đến Bàu Bàng và kéo dài 64km. Một trục đường khác đang được mở rộng hoàn thiện dài 70km là TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Tỉnh Bình Dương và một số các đối tác đang bàn đến vấn đề kéo dài Tuyến Metro số 1, từ Suối Tiên về Bình Dương. Bình Dương cũng sẽ triển khai tuyến xe buýt nhanh BRT kết nối từ thành phố Bình Dương đến các vùng lân cận.

Thứ hai, Bình Dương và VSIP đều phát triển theo mô hình khu đô thị và khu công nghiệp thông minh.

Bình Dương ngay lúc đầu phát triển đã liên kết được với rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị tư vấn kiến trúc và quy hoạch lớn trên thế giới, ví dụ như của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong. Suốt nhiều năm qua, Bình Dương thu hút được 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào, trong đó có rất nhiều quốc gia tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia… Điều đặc biệt ở đây là các công nghệ và kỹ thuật được ứng dụng tại các khu công nghiệp đều rất tiên tiến, cập nhật so với thế giới.

Tháng 7 mới đây, vùng thông minh Bình Dương đã được vinh danh là 1 trong 7 cộng đồng (Top 7) có Chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới năm 2021 ở Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) tại New York của Mỹ.

“Quy hoạch tại đây rất rành mạch, rõ ràng, bài bản và lớp lang. Đường giao thông, các khu công nghiệp của Bình Dương nói chung đều khá tốt và không tạo ra sự xung đột. Sự chỉn chu, đồng bộ này giúp Bình Dương sớm khắc phục các vấn đề do Covid-19, doanh nghiệp sớm khôi phục các kết nối kinh doanh”, vị này nói.

Thứ ba, các doanh nghiệp cũng ghi nhận sự hỗ trợ tích cực của Ban quản lý Khu công nghiệp VSIP 1 và 2 đã: hỗ trợ xét duyệt đăng ký/chuyển đổi mô hình sản xuất linh hoạt; khảo sát thực tế để đưa ra hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho tất cả người lao động.

“Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, song song đó, công tác bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 vẫn đặc biệt được chú trọng trên địa bàn các khu công nghiệp”, đại diện VSIP cho hay.

Hoàng Đặng