“Cũng phải hơn một năm rồi, căn hộ của mình mới có nhiều khách đặt đến vậy. Hiện tại căn hộ của mình đã kín lịch đến cuối tháng 2, các ngày cuối tuần tháng 3 cũng có khách đặt hết”, chị Hải Anh kể.

Đầu tư ba tỷ đồng mua một căn hộ sát biển và hơn 600 triệu đồng tiền nội thất vào năm 2019, tuy nhiên mới chỉ khai thác cho thuê ngắn hạn trên Airbnb được gần một năm thì đại dịch Covid-19 ập đến. Căn hộ liên tục trống phòng trong nhiều tuần liền, trong khi chi phí thuê người dọn dẹp và lãi ngân hàng vẫn phải trả đều mỗi tháng khiến vợ chồng chi như ngồi trên đống lửa.

z31550489225103d99b2a38747738788201b06de7de77b-16438039171341653902492-custom-1644554247.jpg
Vũng Tàu trong dịp Tết Nguyên đán.

Bán đi thì chị không nỡ vì sợ sau này kiếm mua lại một căn hộ trung tâm dọc bờ biển Trần Phú như vâynj rất khó. Nhiều người khuyên chị đổi sang cho thuê dài hạn, nhưng chị tính toán thấy phí thuê nếu đặt mức quá cao thì khó tìm khách, nếu định giá trung bình như thị trường thì không đủ bù chi phí, chưa kể còn rủi ro khiến căn hộ nhanh xuống cấp.

“Mình và chồng cứ cắn răng kiên trì ‘gồng’, đến giờ thì tình hình đã dần đỡ một chút. Mấy ngày Tết thấy khách chen cứng các hàng quán, bãi biển gần tòa nhà, mình mừng lắm”, chị Hải Anh kể.

Không chỉ chị Nha Trang, theo ghi nhận của Toàn Cảnh Bất Động Sản, các thành phố du lịch như Đà Lạt, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vũng Tàu… trong dịp Tết mới đây đều trong tình trạng ‘vỡ trận’. Bên cạnh các tỉnh miền Nam thì Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An... đều đón lượng khách ấn tượng trong Tết Nguyên đán vừa qua, theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Không chỉ là tình trạng chen chúc, đông đúc ở các hàng quán, mà lượng khách tăng cao này còn khiến các cơ sở kinh doanh khách sạn, chổ lưu trú cháy phòng. Suốt hai năm qua thì đây là dịp gần như đầu tiên du lịch trong nước cất cánh trở lại và đạt được lượng khách gần như 60-70% trước dịch.

Lượng khách tại các khu nghỉ dưỡng – giải trí cao cấp cũng tăng lên đáng kể. Chỉ trong 6 ngày từ mùng 2 đến 8 Tết, lượng khách đến một khu giải trí tại Hòn Thơm tăng trên 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thậm chí, theo quản lý một resort tại Phú Quốc, nhiều khu nghỉ dưỡng tuy vẫn còn trống phòng nhưng cũng buộc phải từ chối đặt phòng của khách hàng bởi không đủ nhân viên phục vụ.

“Lượng khách tăng đột xuất ngày vài tuần trước Tết, các nhân viên thì đều đã đổi nghề nên trong thời gian ngắn cơ sở của tôi không kịp thời đắp người vào được. Lễ tân, phục vụ có thể tăng ca, tăng giờ làm, nhưng các bộ phận như dọn phòng, ẩm thực, cảnh quan nếu đã thiếu người thì sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Tuy rất tiếc nhưng chúng tôi đành phải ngừng nhận khách”, quản lý này nói.

phu-quoc-070220221345-custom-1644554247.jpg
Du khách vui chơi tại khu giải trí cao cấp ở Phú Quốc.

Tình trạng “cháy phòng” hay “vỡ trận” này theo góc nhìn của các nhà đầu tư bất động sản nghĩ dưỡng là tín hiệu đáng mừng. Theo giới chuyên gia, đây là lúc các nhà đầu tư phân khúc nghỉ dưỡng có thể bắt đầu “thở phào” sau hai năm gồng gánh. Song song đó, đây cũng là thời điểm vàng để cân nhắc các quyết định đầu tư cho phân khúc này, trước khi du lịch hồi phục hoàn toàn nhờ vào dòng khách quốc tế.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho biết, tín hiệu vui từ dòng khách du lịch vừa qua sẽ tạo đà cho thị trường địa ốc phát triển, cộng thêm những "lực đẩy" khác như gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 đồng. Dấu ấn khởi sắc của các điểm đến hàng đầu cho thấy, du lịch "ngủ đông" là tạm thời. Ngay khi "bình thường mới", những nơi được đầu tư du lịch bài bản, chuyên nghiệp đang trở thành thỏi nam châm hút khách.

Du lịch khởi sắc đang tạo thêm đà tăng trưởng cho thị trường địa ốc. Trong đó, phân khúc bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh. Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ là điểm sáng đầu tư năm 2022.

Theo ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, song song với sự hồi phục của ngành du lịch thì bất động sản nghỉ dưỡng cũng “sống lại” theo. Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng từ giai đoạn triển khai cho đến khi ra được sản phẩm thường mất 2-3 năm. Với những chủ đầu tư đã sẵn sàng quỹ đất, đây chính là thời cơ của họ.

"Tôi nghĩ đây là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, bởi vì các nhà đầu tư sẽ mất 1-2 năm để chờ thị trường du lịch hồi phục. Với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, tôi nghĩ đây là thời cơ tốt để lựa chọn sản phẩm đầu tư mà trước đây chúng ta không có cơ hội", TS Khương nhấn mạnh.

Bởi theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh bình thường, rất ít nhà đầu tư muốn bán hoặc chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng. Nên đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và có tầm nhìn dài hạn về thị trường du lịch Việt Nam.