Nguyên nhân khiến tường bị thấm nước
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có số giờ nắng trong năm lớn, lượng mưa trong năm cao, thường mưa nhiều, bão lớn vào tháng 7, 8. Điều này khiến cho công trình dễ bị tác động từ những ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài, mưa liên tục làm giãn nở các kết cấu bê tông làm xuất hiện vết chân chim, thấm nước trên tường.
Biểu hiện dễ thấy khi tường bị thấm nước sẽ loang lổ các vùng thẫm màu hơn so với tường. Nếu không được xử lý kịp thời, các vết ố vàng này sẽ loang rộng, đậm hơn, lên nấm mốc khiến màu tường trở nên xấu xí. Môi trường ẩm ướt tại các khu vực thấm nước như chân tường, trần nhà tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển, gây nên các bệnh về đường hô hấp.
Những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện hiện tượng thấm nước này có thể điểm qua như:
- Mưa nhiều liên tục khiến cho lớp tường bên ngoài chịu độ ma sát lớn, trong khi đó xi măng hút nước mạnh thông qua những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm nước.
- Tại các vị trí như mép tường, trần nhà, ống thoát nước, rãnh nước trên sàn mái dễ bị đọng nước, độ ẩm cao gây nên hiện tượng thấm nước. Tường nhà xuất hiện nên từng mảng loang lổ, lớp sơn bị mốc, thậm chí bị bong tróc.
- Việc xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn nếu không thi công móng thấm ẩm, móng thấp hơn nền nhà, không sử dụng đủ vữa, xi măng. Lỗ hổng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước dễ thấm nước nhanh.
- Tâm lý chủ quan và tiết kiệm của nhiều hộ gia đình khi xây dựng, bỏ qua các bước chống thấm nước hoặc sử dụng các vật liệu chống thấm nước ban đầu chưa đạt tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
Cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả
Các vật liệu hỗ trợ chống thấm nước, nứt tường như keo chống thấm nước, sơn chống thấm có độ kết dính cao, che lấp các vết nứt. Tuy nhiên cần nắm rõ mức độ của công trình để tìm cách xử lý hiệu quả nhất.
Để khắc phục tình trạng thấm nước bạn có thể tham khảo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Chọn vật liệu như keo chống thấm, sơn chống thấm,...từ các thương hiệu uy tín trên thị trường để xử lý chống thấm nước phần tường bên trong và ngoài trời. Gợi ý các vật liệu tốt như Sikaproof chống thấm, Sơn chống thấm Kova, sơn Epoxy chống thấm, màng chống thấm HDPE,...
Bước 2: Xác định các vùng thấm nước, các vết nứt dẫn đến hiện tượng trên. Nếu vùng tường ẩm xuất hiện các lớp mốc, rêu thì cần làm sạch bằng bàn chải cứng kết hợp hoá chất tẩy rửa. Vệ sinh vùng thấm nước hay các vết nứt tường là bước quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua.
Bước 3: Sử dụng loại vữa chống thấm chuyên dụng, keo chống thấm nước để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà, tường ngoài trời. Thao tác này giúp cố định lại những rảnh hở của tường, ngăn chặn hiện tượng nước mưa rò rỉ với ngôi nhà.
Trường hợp trần hoặc sàn nhà bị thấm nước nhiều gây dột thì bạn phải xem xét lại cấu trúc trần có vết hở nào khác không? Nếu vết hở quá lớn buộc phải đập bỏ lớp gạch của trần, sàn nhà khu vực bị thấm. Tiếp tục sử dụng bơm hóa chất dạng lỏng, keo chống thấm, hàn gắn các vết nứt, hở, và sử dụng xi măng hoặc lát gạch để đảm bảo tính cố tính.
Bước 4: Sử dụng sơn chống nước từ 1 - 3 lớp sơn để xử lý bề mặt trần, tường nhà, tường ngoài trời để lấy lại màu sắc tươi mới cho căn nhà. Hạn chế tình trạng tường bị ẩm mốc hay thấm nước gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, các vật liệu trang trí nhà cửa như thảm cỏ nhân tạo, gạch, đá hoa, gỗ ốp lên các vùng thấm nước sẽ là gợi ý thông minh.
Cách sửa trần nhà bị nứt
Các vết nứt trên tường nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ mà có gây dột ẩm mốc mỗi khi mưa to, bão giông. Các vết nứt không được cố định kịp thời sẽ ngày càng nứt lớn hơn, gây mất an toàn cho công trình.
Bước 1: Thông thường tại các vết nứt sẽ có hiện tượng thấm nước khiến cho trần nhà bị ẩm, mốc, xuất hiện màu đen hoặc vàng. Việc đầu tiên là vệ sinh tại các vùng tường bị rạn, nứt bằng bàn chải và chất tẩy rửa chuyên dụng.
Bước 2: Sử dụng xi măng mác cao có tỷ lệ dung dịch chống co ngót và chống thấm để trát xử lý bề mặt. Với các vết nứt trần nhà quá lớn, có dấu hiệu sụt lún bạn nên trình báo cơ quan chức năng nơi bạn ở.
Bước 3: Sơn lại trần nhà để đều màu hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Trên đây là những bước cơ bản để bạn xử lý tường nhà bị thấm nước hay sửa trần nhà bị nứt. Bạn có thể tham khảo thêm các vật liệu chống thấm nước, cố định vết nứt trên thị trường để đạt hiệu quả cao nhất.