Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 chỉ đạt hơn 423 tỷ đồng, giảm gần 37 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

ha-do-1744955284.jpg
 

Nguyên nhân chính: Lợi nhuận từ công ty liên kết giảm.

So với năm 2023, lợi nhuận tụt dốc 81% (từ 2.245 tỷ xuống còn 423 tỷ đồng).

Lợi nhuận riêng công ty mẹ sụt giảm tới 98%, chỉ còn hơn 14 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu khu công nghiệp thấp.

Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (HDG)

Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán giảm 307 tỷ đồng, còn 573 tỷ đồng (giảm 35% so với báo cáo tự lập).

Lợi nhuận ròng giảm còn 348 tỷ đồng, so với 576 tỷ đồng trước đó.

Nguyên nhân: Chi phí quản lý tăng thêm 93 tỷ đồng. Chi phí khác tăng 223 tỷ đồng, trong đó có 209 tỷ đồng chi phí dự phòng.

Ngoài ra, Hà Đô đang đối mặt rủi ro từ các dự án điện mặt trời do giá bán điện có thể bị điều chỉnh sau rà soát của EVN, đặc biệt với dự án Điện mặt trời Hồng Phong 4 (Bình Thuận). Công ty đã tạm trích lập dự phòng cho khả năng giảm doanh thu từ dự án này.

Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (NRC)

Lỗ ròng sau kiểm toán hơn 137 tỷ đồng, cao gấp đôi so với mức lỗ hơn 63 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

Nguyên nhân: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, từ 40% lên gần 82 tỷ đồng do lập dự phòng tăng.

Không còn ghi nhận khoản lãi khác 47 tỷ đồng, thay vào đó là lỗ hơn 7 tỷ đồng.

Phát sinh thêm hơn 53 tỷ đồng chi phí tổn thất liên quan đến dự án Bình Đăng (Saigon Metro Mall) — dự án đang bị đình trệ do chưa có giấy phép xây dựng phần thân.

Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH)

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán, ghi nhận lỗ ròng gần 305 tỷ đồng, tăng thêm gần 17 tỷ đồng so với trước kiểm toán.

Nguyên nhân chủ yếu là do công ty trích lập bổ sung 16 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi và 864 triệu đồng dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Ngoài ra, TDH ghi nhận thêm khoản hoàn nhập doanh thu chưa thực hiện 232 triệu đồng, khiến doanh thu 2024 sau kiểm toán nhích lên gần 49 tỷ đồng.

So với năm 2023, doanh thu 2024 của TDH giảm mạnh (59%). Theo đó, lỗ ròng cũng tăng mạnh trong khi năm trước lỗ hơn 62 tỷ đồng. Đây cũng là năm thua lỗ nặng thứ 2 trong lịch sử công ty, chỉ sau mức lỗ 942 tỷ đồng vào năm 2021.

Như vậy, trong 5 năm gần nhất, TDH đã thua lỗ đến 4 năm, chỉ duy nhất năm 2022 lãi ròng chưa đến 5 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2024, TDH gánh lỗ lũy kế hơn 1.056 tỷ đồng, ăn mòn vốn chủ sở hữu về còn hơn 70 tỷ đồng.

TDH cho biết, năm 2024 lỗ ròng nặng hơn cùng kỳ do doanh thu giảm mạnh, cùng việc công ty dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản đầu tư đã phát sinh từ trước, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.