Cách chuỗi thức ăn nhanh McDonald's kiếm lợi từ bất động sản

Hoàng Vy
Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chuỗi thức ăn nhanh McDonald’s không tạo ra lợi nhuận từ việc bán những chiếc bánh burger?

Vậy thì làm cách nào mà McDonald's sinh lời?

Hầu hết mọi người đều biết rằng McDonald’s là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Sự thật thì không đơn giản như vậy. Nhìn lại lịch sử hình thành thì ban đầu nó là một công ty bất động sản.

“Chúng tôi thực sự không chỉ bán thức ăn mà còn là một công ty bất động sản. Lý do duy nhất mà chúng tôi bán 1 chiếc hamburger chỉ với giá 15 xu là bởi món ăn này mang lại lợi nhuận kếch xù và có thể giúp bên nhận nhượng quyền trả các chi phí thuê đất”, Giám đốc Tài chính Harry J.Sonneborn chia sẻ.

se05-desplainesil-large-1508384269-1649818029.jpeg

Nếu không phải là giám đốc điều hành của McDonald’s thì hãy thử nghĩ xem các chuỗi cửa hàng kiếm lời từ đâu? Điều gì đã tạo nên thành công trên thị trường bất động sản của McDonald’s? Đâu là bước khởi đầu? 

Ban đầu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này có bước xuất phát rất khiêm tốn. Anh em nhà McDonald, gốc là người Ai-len di cư, đã tự mở một quầy xe bán bánh hot dog vào năm 1937 tại Pasadena trước khi họ mạo hiểm đầu tư hết tiền của cho việc mở nhà hàng đầu tiên. Đến năm 1953, họ đã thành công trong việc đưa bánh burger vào dây chuyền sản xuất hàng loạt. Từ đây họ cũng bắt đầu nhượng quyền thương hiệu cho cửa hàng khác nhưng không phải dưới tên nhà hàng của họ.

Trong khi đó, Ray Kroc - người bán cho anh em họ 8 thiết bị làm sinh tố cũng đã bắt đầu chú ý mô hình nhượng quyền mà anh em nhà McDonald áp dụng. Ông Ray đã nhìn ra được tiềm năng to lớn này và nhanh chóng hợp tác với anh em họ dưới danh nghĩa là một đơn vị nhượng quyền. Nhưng khi ông nhận ra bản thân không còn chung định hướng với anh em nhà McDonald, Ray đã quyết định mua lại và trở thành chủ sở hữu của công ty McDonald’s vào năm 1961.

Mô hình franchise là loại hình mà chuỗi cung ứng thức ăn nhanh có thể phát triển nhanh chóng và hiệu quả bằng việc sử dụng những khoản vốn đầu tư của các cổ đông nhỏ. Sau đó, ông Ray Kroc đã hoàn thiện công nghệ franchise như là tăng số cổ đông trong khi vẫn duy trì quy trình sản xuất. Cùng lúc này, Giám đốc Tài chính – Sonneborn, đã nghĩ ra chiến lược biến McDonald’s thành một công ty bất động sản thực sự và duy trì đến hiện nay.

Thay vì kiếm lợi nhuận bằng việc bán chuỗi franchise hay lấy tiền bản quyền thương hiệu thì chính công ty McDonald’s lại trở thành chủ cho chuỗi franchise thuê đất. Công ty mua đất và sau đó đem cho thuê với mức giá cao. Ngoài khoản thu cho thuê hằng tháng đó, công ty còn sẽ ăn hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh thu của mỗi cửa hàng.

Ngày nay, McDonald’s chủ yếu kinh doanh bất động sản qua hai hình thức chính. Công ty con sẽ mua và bán các mảnh đất đang có giá, đồng thời thu tiền thuê từ các chuỗi franchise. Hiện nay, các cửa hàng McDonald’s đã bán được hơn 100 triệu chiếc hamburger trên hơn 100 quốc gia. Trong số 36 ngàn cửa hàng thì chỉ có 15% được chính McDonald’s sở hữu và điều hành trực tiếp. Phần còn lại là do các chuỗi franchise vận hành.

Trong cuộc suy thoái năm 2008, McDonald’s cũng đã dùng chính thế mạnh kinh doanh này để kiếm lời khi thị trường bất động sản đang vô cùng thiếu hụt bằng việc mua thêm đất và những tòa nhà nơi cửa hàng đang hoạt động. Câu hỏi được đặt ra là McDonald’s đã sở hữu bao nhiêu mảnh đất? Con số được thống kê chính là 45% là mặt bằng và 70% là các tòa nhà tại hơn 36 ngàn địa điểm (phần còn lại được cho thuê).

Đây là một chiến lược vô cùng thông minh. Việc thu tiền cho thuê giúp cho McDonald’s không bị tác động của biến động thị trường vì các đơn vị thuê chịu tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hiệu quả kinh doanh ra sao?

Vào năm 2014, McDonald’s đạt doanh thu 27,4 tỷ đô, trong đó 9,2 tỷ đô đến từ chuỗi nhượng quyền và 18,2 tỷ đô còn lại đến từ các nhà hàng do công ty vận hành.

Nhiều người cho rằng phần lớn doanh thu - khoảng 2/3 của McDonald’s đến từ nhà hàng do công ty vận hành. Nhưng tỷ suất lợi nhuận được chia như thế nào?

Việc tự điều hành cửa hàng của riêng bạn sẽ tiêu tốn hơn nhiều so với việc lùi lại và thu tiền cho thuê mặt bằng.

mcdonalds-net-zero-restaurant-header-1649818099.jpeg

McDonald’s nắm gần 82% doanh thu do nhượng quyền so với 16% doanh thu các nhà hàng do công ty điều hành. Vậy đâu thực sự đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận của McDonald’s?

Trong lợi nhuận 18,2 tỷ đô của các cửa hàng do công ty điều hành vào năm 2016 thì công ty chỉ nắm 2,9 tỷ đô. Tương tự vậy, McDonald’s giữ 7,6 tỷ đô trong tổng 9,2 tỷ đô từ chuỗi franchise.

Vào năm 2014, McDonald’s đã kiếm được 4,75 tỷ đô lãi ròng. Về cơ bản, lợi nhuận từ mỗi chuỗi franchise là 82%. Đó là lợi nhuận khổng lồ đối với một công ty bán burger.

Tuy nhiên, các cổ đông đang gây áp lực để buộc McDonald’s chuyển nhượng đất đai và các tòa nhà thành một khối tài sản riêng. Doanh thu của McDonald’s trong năm 2014 đã giảm so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2015. Nhưng xét riêng về mảng kinh doanh bất động sản thì McDonald’s đang sôi động hơn bao giờ hết.

Hãy tưởng tượng một công ty có tài sản bất động sản trị giá 40 tỷ đô la (chưa tính khấu hao) và doanh thu hằng năm là 9 tỷ đô trong đó 4 tỷ đô la là phần lợi nhuận. Đây mới là quỹ tín đầu tư bất động sản của McDonald’s hay còn gọi là REIT.

Nói một cách đơn giản thì con số REIT này đại diện cho 40% vốn hóa thị trường hiện nay của McDonald’s trong khi nó lại có thể mang lại đến 80% lợi nhuận.

McDonald’s chính là đại diện tiêu biểu cho việc đa dạng hóa để đồng thời làm tăng lợi nhuận và làm giảm rủi ro thiệt hại tài chính của công ty. Công ty thức ăn nhanh này không chỉ điều hành các nhà hàng mà nó mua lại mà còn cả chuỗi franchise nhượng quyền thương hiệu. McDonald’s có thể đạt được quy mô đồ sộ như hiện nay chính là nhờ vào chiến lược nhượng quyền thương hiệu khôn ngoan. Trong khi các công ty và doanh nghiệp khác lại phải đầu tư hoàn toàn cho việc mở rộng thương hiệu ra khắp thế giới.

Ngoài ra, McDonald’s còn thu lợi hoa hồng dựa vào tỷ lệ phần trăm doanh thu của các chuỗi franchise mà công ty không phải hỗ trợ bất cứ tài chính nào cho việc vận hành. Nhưng nếu chỉ dựa vào doanh thu của chuỗi franchise thì khá là rủi ro. Đó chính là vì các thỏa thuận nhượng quyền thì không kéo dài mãi. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi các chuỗi franchise muốn chấm dứt hợp đồng? Mặc dù điều này khó có thể xảy ra nhưng vẫn có rủi ro trực chờ. Vì thế, tiếp tục vận hành và phát triển các chi nhánh sẽ làm giảm thiểu tối đa nhất các rủi ro này.

Kinh doanh bất động sản đã giúp McDonald’s tăng doanh thu và cũng đa dạng hóa các vốn đầu tư. Mua và cho các chuỗi franchise thuê mặt bằng là một chiến lược vô cùng khôn ngoan để kiếm lời. Còn những tài sản mà chuỗi nhượng quyền không có nhu cầu thuê thì McDonald’s luôn có thể cho thuê hoặc thậm chí nhượng quyền cho người khác để sinh lời.

Nếu McDonald’s vẫn muốn tiếp tục duy trì lợi nhuận này thì họ phải nghĩ ra các chiến lược mới để bắt kịp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp này.

Gần đây, McDonald’s đang phải cạnh tranh với các công ty kinh doanh tương tự như Chipotle và Shake Shack. McDonald’s đã từng như hứa sẽ mang lại những món fast-food vừa nhanh – vừa ngon. Nhưng bây giờ có vẻ mọi thứ đều đi ngược lại với lời hứa này. Trên thực tế, một khách hành phải đợi đến 3 phút để nhận món với mô hình Drive-thru (phương thức kinh doanh mà các xe ô tô sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ) vào năm 2014. Đây là kỷ lục chờ lâu nhất trong lịch sử 15 năm kinh doanh của McDonald’s.

Đã có những dấu hiệu tụt dốc trừ khi công ty có những bước xoay chuyển kịp thời nếu McDonald’s không muốn bị đối thủ bỏ lại. Thị hiếu khách hàng cũng đã dần thay đổi theo thời gian. Nếu như chiến lược kinh doanh của McDonald’s không nhanh chóng thích nghi với thị trường thì việc công ty lụi tàn chỉ là chuyện sớm muộn.

Có lẽ McDonald’s nên làm theo cựu tổng thống Donald Trump, chính là trở thành một công ty thuần bất động sản. Vì thế mà ban lãnh đạo của McDonald’s đang xem xét việc tăng tỷ lệ các nhà hàng nhượng quyền.

Phượng Lý