Dịch bệnh chực chờ - Lạm phát tăng mạnh
Từ đầu tháng 10, ngay khi các lệnh giãn cách tại các tỉnh phía Nam được nới lỏng, thị trường bất động sản như được đánh thức khỏi giấc ngủ đông kéo dài 4 tháng. Các doanh nghiệp bất động sản đồng loạt tái khởi động các dự án, các nhà đầu tư cũng tích cực các hoạt động khảo sát, tìm đầu ra cho nguồn tiền ngưng đọng trong các tháng dịch. Hệ quả là mức độ quan tâm, lượt tìm kiếm và hấp lực của thị trường dần hồi phục trở lại.
Theo báo cáo thị trường của Batdongsan.com.vn, trong tháng 10/2021, mức độ quan tâm đã tăng mạnh so với cùng kỳ 9/2021 ở hầu hết các loại hình, trong đó tăng nhiều nhất là nhà mặt phố 78%. Đất nền ở vị trí thứ hai, cũng tăng hơn 58%. Lượng tin rao bán bất động sản ở Bình Dương – ‘vùng nóng’ của bất động sản phía Nam cũng tăng lần lượt 186% so với tháng 9/2021.
Lý giải cho hiện trạng này, theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng “sốt’’ đất. Khi đại dịch xảy ra, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng có xu hướng rót vào bất động sản.
Bên cạnh việc bị “đè nén” bởi đại dịch, theo các chuyên gia, dòng tiền của nhà đầu tư còn có xu hướng đổ sang bất động sản trong quý IV/2021 còn bởi yếu tố lạm phát.
Theo các số liệu cập nhật mới nhất, chỉ số lạm phát tại nhiều quốc gia trong năm 2021 đã lập đỉnh thập kỷ. Cụ thể, lạm phát ở Mỹ đã tăng lên mức 6,2%, cao nhất trong 31 năm qua và vượt quá kỳ vọng 5,8% của giới phân tích. Đối với Canada, tỷ lệ lạm phát trong tháng 10/2021 tăng chóng mặt lên mức cao nhất 18 năm qua là 4,7%. Lạm phát của Mexico đang ở mức 6,2%, trong khi chỉ số lạm phát mục tiêu của nước này là 3%. Tại Đức, tỷ lệ lạm phát trong tháng 10/2021 là 4,5%, cao nhất kể từ năm 1993 đến nay.
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2021 được dự đoán tăng đến khoảng 2,1-2,3% - mức trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả trên thế giới tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng, cước vận tải biến động, khan hiếm nhiên liệu... đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn về áp lực lạm phát đối với Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022.
Bất động sản – hầm trú ẩn an toàn
Bối cảnh dịch bệnh có thể trở lại bất cứ lúc nào và nỗi lo đồng tiền mất giá tiếp tục thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hóa tiền mặt sang các kênh có khả năng sinh lợi cao hơn như chứng khoán, vàng hay bất động sản.
Tuy vậy, trong kịch bản ứng phó với lạm phát – dịch bệnh, nhiều nhà đầu tư có khuynh hướng ưu tiên cho bất động sản hơn vàng và chứng khoán. Bởi khác với bất động sản, vàng trồi sụt thất thường bởi ảnh hưởng từ thị trường thế giới, chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu kỹ thuật và theo dõi sát sao trong thời điểm thị trường còn nhiều biến động.
Bất động sản có giá vừa túi tiền tại các khu vực đông dân cư, tập trung nhiều hoạt động đầu tư hạ tầng – công nghiệp – thương mại vẫn được coi là kênh đầu tư hữu hiệu, đáp ứng khẩu vị đầu tư an toàn và sinh lời bền vững nhất.
Trong tọa đàm do Toancanhbatdongsan.com.vn thực hiện về chiến lược đầu tư trong thời kỳ mới, ông Ngô Quang Phúc – Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết: “Tôi vẫn khuyên các nhà đầu tư dù đánh ở trận đánh nào, dù thành phố hay nông thôn, thì bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực vẫn là vũ khí sắc bén nhất, cho thanh khoản tốt nhất, cho lợi nhuận ổn định nhất”.
Cũng theo giới chuyên gia, cuối năm 2021, chính phủ tăng cường giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, nhằm đảm bảo đến hết tháng 1/2022 giải ngân trên 95% kế hoạch. Đây chính là đòn bẩy khiến bất động sản thêm tăng trưởng mạnh mẽ, bởi đất chỉ tăng giá khi có hạ tầng được hoàn thiện. Điều này càng khiến bất động sản, đặc biệt là khu vực đang được đầu tư hạ tầng có thêm hấp lực đối với dòng tiền đầu tư.
Trong số các thị trường bất động sản đón nhận dòng vốn đầu tư công “khủng”, Bàu Bàng – huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương – đang được xem là vùng trũng hút dòng tiền của các nhà đầu tư tìm bất động sản làm nơi trú ẩn trước cơn bão mất giá đồng tiền.
Theo ghi nhận, từ đầu năm 2021 đến nay trong khi các khu vực liền kề như Bình Phước, Tây Ninh có nhiều điểm “sốt nóng” cục bộ rồi hạ nhiệt nhanh chóng, mặt bằng giá bất động sản Bàu Bàng có xu hướng lũy tiến theo thời gian, song hành cùng tiến trình của các dự án hạ tầng.
Cụ thể, tỉnh Bàu Bàng đang dồn lực để thiết lập nền tảng về hạ tầng và công nghiệp cho huyện, thúc đẩy tiến trình trở thành vùng công nghiệp thông minh của tỉnh Bình Dương.
Về hạ tầng, bên cạnh cung đường huyết mạch 10 làn xe Mỹ Phước – Tân Vạn vừa đưa vào vận hành với điểm đầu là KCN Bàu Bàng, thì huyện còn đẩy nhanh tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. Buổi lễ khởi công tháng 10/2021 cũng là một trong những dự án chiến lược, có ý nghĩa quan trọng hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thương từ phía Nam đến phía Bắc của tỉnh và thông suốt đến huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Về công nghiệp, Bàu Bàng đang từng bước vươn mình trở thành là thủ phủ công nghiệp 4.0 của Bình Dương với hàng loạt dự án công nghiệp – thương mại theo hướng hiện đại. Nổi bật trong đó, Tổng công ty đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) đã đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Bàu Bàng 1000 hecta, Khu công nghiệp Bàu Bàng Mở Rộng 1000 hecta và Khu công nghiệp Cây Trường (700 hecta)
Ngoài ra, huyện Bàu Bàng cũng sẽ xây dựng và thu hút các trường đại học, các viện nghiên cứu để giáo dục, đào tạo, cung cấp nguồn nhân sự chất lượng cao, sau đó phát triển theo chiến lược “vết dầu loang”, lấy trường, viện làm hạt nhân để thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới về hoạt động. Từ đó, từng bước biến Bàu Bàng và khu vực Thành phố mới Bình Dương thành hai cực trong “Vùng đổi mới sáng tạo”.
Với hàng loạt các lực đẩy trong ngắn lẫn dài hạn, lượng giao dịch tại Bàu Bàng đã gia tăng đáng kể từ đầu năm nay. Giai đoạn cao điểm nhất là vào đầu tháng 11, khi các kết nối từ Bình Dương đến các khu vực lân cận như TP HCM, Đồng Nai… được phục hồi, lượng lớn nhà đầu tư đã đổ về đây để tìm kiếm sản phẩm.
Lượng cầu cao đã đẩy áp lực lên mạnh khiến đất nền trung tâm tại Bàu Bàng có mức tăng dao động từ 10-15%. Một số sản phẩm đất dự án, có quy hoạch bài bản, kế cận khu công nghiệp và liền kề các khu dân sinh hiện hữu thậm chí còn có mức tăng trần đến 18%, một chuyên gia địa phương đánh giá.
“Nếu cách đây khoảng một năm, với khoảng 700-800 triệu đồng là nhà đầu tư có thể sở hữu một miếng đất dự án có hạ tầng đầy đủ, pháp lý tốt thì nay không còn. Các dự án đều có giá sàn từ 950 triệu - 1 tỷ đồng”, chuyên gia này nói.
Đơn cử, dự án The Sun Bàu Bàng - phân khu thuộc Dream City. Toàn bộ số lượng sản phẩm giai đoạn đầu của dự án được triển khai thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt gần 100% chỉ trong 4 tháng đưa ra thị trường. Nhằm tiếp ứng nguồn cung trong giai đoạn khan hàng, EXIMRS – đơn vị phân phối độc quyền dự án đã nhanh chóng triển khai kế hoạch cho giai đoạn hai của dự án.
“Ở lần tung hàng thứ hai này, chúng tôi điều chỉnh mức giá lên để phù hợp với thực tế của thị trường. Tuy nhiên dự án vẫn duy trì được sức hút không kém giai đoạn đầu tiên”, ông Cao Đức Chung – Phó tổng giám đốc EXIMRS cho biết.
Bên cạnh mức giá mềm và dư địa tăng giá còn lớn, The Sun Bàu Bàng còn là thỏi nam châm hút nhà đầu tư bởi dự án còn nằm ngay tâm điểm các tuyến giao thông huyết mạch của khu vực như Mỹ Phước – Tân Vạn, đường vành đai KCN Bàu Bàng (đường ĐT749A), đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đường tạo lực Bến Cát - Bàu Bàng... Song song đó, ngay bên trong dự án còn hình thành các tuyến đường nội khu có lộ giới rộng thoáng, phù hợp để ở lẫn khai thác kinh doanh, cho thuê mặt bằng.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, cư dân ngày càng khắt khe trong lựa chọn không gian sống và xem đây là một tiêu chí chăm sóc sức khỏe. Nắm bắt tâm lý đó, The Sun Bàu Bàng còn chú trọng đến tiện ích xanh với 1,2 ha diện tích cho công viên cây xanh, công viên nội khu kiến tạo cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho cư dân.
Theo phân tích của ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản, đất nền vẫn là phân khúc chủ đạo sau dịch. Song thị trường nhiều nơi đã ghi nhận mức giá tăng quá cao, việc tìm kiếm một sản phẩm có giá dao động từ 1-2 tỷ đồng là rất khó khăn. Như vậy xu hướng dạt về "vùng trũng" là điều tất yếu, những nơi đáp ứng đầy đủ các yếu tố về hạ tầng, công nghiệp, du lịch nhưng vẫn có mức giá trên dưới 2 tỷ đồng chắc chắn sẽ có sức hút cực mạnh sau dịch.
Cũng đồng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam VREC, bất động sản từ xưa đến nay đã qua rất là nhiều chu kỳ đồ thị hình sin, có lên và có xuống. Nhưng dù có xuống đi nữa thì thường ít về sâu dưới giá đã lên ban đầu.
“Nhà đầu tư bất động sản có thể xuống tiền tại thời điểm hiện tại. Khi dịch bệnh qua đi, khi người dân ổn định về gia đình và công ăn việc làm, tôi tin rằng sẽ có một làn sóng tăng trưởng về bất động sản, đưa thị trường trở lại sự sôi động như trước dịch”, ông Nguyễn Quốc Bảo cho biết.