Cò đất là gì? Vì sao so sánh cò đất với môi giới bất động sản? 

Lan Anh
Đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa cò đất với môi giới bất động sản.

Cò đất là gì?

Cò đất là một từ do dân gian tạo ra, không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của chính phủ. Thuật ngữ cò đất dùng để chỉ những người kiếm tiền bằng cách cung cấp thông tin về thị trường bất động sản, đồng thời hỗ trợ các cá nhân có nhu cầu mua bán nhà đất trong quá trình mua bán và các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai.

co-dat-la-gi-1650588150.jpg

Công việc chính của cò đất là gì?

Công việc chính của cò đất là làm trung gian, giới thiệu bất động sản của chủ đầu tư cho người có nhu cầu. Tuy nhiên, các cò đất thường kê khai giá trị tài sản cao hơn giá bán của chủ để hưởng chênh lệch. Vì vậy, nhiều người có cái nhìn không thiện cảm về đối tượng hành nghề cò đất.

Những người làm cò đất thường khéo ăn nói, họ thường sử dụng rất nhiều chiêu trò và lời lẽ hoa mỹ để tạo ra giá trị cho bất động sản. Khiến người mua thấy lô đất hoặc căn hộ mình xem là lý tưởng và ký kết hợp đồng mua bán. Khi bàn giao tài sản, môi giới đất sẽ tính hoa hồng dựa trên số tiền giao dịch và tiền chênh lệch.

Môi giới bất động sản là gì?

Nhân viên môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hoặc kiến ​​thức hành nghề giao dịch bất động sản, hỗ trợ người mua và người bán giải quyết các thủ tục giao dịch bất động sản, thuộc công ty kinh doanh bất động sản có quy định rõ ràng. Các nhà môi giới cũng tư vấn và tiếp thị cho khách hàng muốn mua và bán bất động sản nhưng theo hướng chuyên nghiệp và giao kết bài bản bằng hợp đồng.

moi-gioi-bat-dong-san-la-gi-1650588150.jpg
Môi giới bất động sản có kiến thức nền về bất động sản, các thủ tục pháp lý cũng 

Không giống như các nhân viên môi giới bất động sản sử dụng kiến ​​thức và tầm nhìn để đánh giá thị trường và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng, “cò đất” chỉ đứng ra làm trung gian, giới thiệu và sử dụng các chiêu trò, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo “quy luật ngầm” trong ngành bất động sản.

Phân biệt cò đất và chuyên viên môi giới bất động sản

Về chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý

Nhân viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp đều có bằng cấp để nâng cao uy tín của họ và có được sự tin tưởng của khách hàng. Nhân viên môi giới bất động sản luôn tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi đưa ra lời khuyên cho khách hàng.

Cò đất thường là những cá nhân hành nghề tự phát, không qua đào tạo nên không có chứng chỉ hành nghề. Nhiều người trở thành cò đất bằng cách học hỏi từ những cò đi trước giàu kinh nghiệm. Cũng có người trả tiền cho các lớp học trực tuyến trên mạng và tự xưng là cò đất.
Kiến thức và kỹ năng về thị trường bất động sản

Nhân viên môi giới bất động sản có hiểu biết sâu sắc về thị trường bất động sản và có kỹ năng chuyên nghiệp để cung cấp và phân tích khách quan thông tin bất động sản cho khách hàng. Phạm vi kiến ​​thức môi giới bao gồm thủ tục hành chính, chất lượng dự án, phong thủy, thủ tục mua bán.

Cò đất không có nhiều kiến ​​thức và kỹ năng để phân tích sâu thị trường bất động sản, tạo ra bức tranh toàn cảnh cho khách hàng thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của khu đất. Nhưng bù lại, họ có khả năng ăn nói thành thạo và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng mua bán. cò đất thường rất chú trọng đến ưu điểm của khu đất mà bỏ qua những nhược điểm để khách hàng xuống tiền.

Tỷ lệ lừa đảo và thủ thuật

Mục đích của cò đất là gì? Điều quan trọng là cung cấp cho khách hàng càng nhiều thông tin càng tốt. Dù thông tin đó có đúng sự thật hay không, nhưng khách hàng có nghe được hay không cũng không quan trọng. Đó là mánh khóe của họ. Đối với cò đất tỷ lệ khách hàng bị lừa là rất lớn.

Môi giới bất động sản là một công việc thực sự. Vì vậy, trước khi gửi thông tin đến khách hàng nhân viên môi giới bất động sản luôn ý thức được tầm quan trọng và độ chính xác của thông tin. Họ chịu trách nhiệm cho tất cả các giao dịch, cho dù trước, trong hoặc sau giao dịch. Trong khi thực tế có những trường hợp các nhà môi giới chuyên nghiệp lợi dụng những kẽ hở của luật pháp và quy định để “lừa dối” khách hàng, nhưng cách làm của họ cao thượng hơn và ít ảnh hưởng hơn đến khách hàng.

Nên chi bao nhiêu phần trăm "hoa hồng" cho cò đất và môi giới?

Để có được giao dịch thuận lợi, môi giới bất động sản phải bỏ nhiều công sức tìm kiếm, tư vấn và làm các thủ tục hành chính. Vậy nên bên mua hoặc bên bán/ cho thuê thường sẽ trích ra một khoản lợi nhuận từ giao dịch để làm thù lao cho môi giới.

Ví dụ: Môi giới A giúp chủ nhà tìm được khách và mua bán suôn sẻ với giá 2 tỷ đồng. Lúc này A sẽ được hưởng tiền hoa hồng là 2% tổng giá trị giao dịch là: 2.000.000.000 x 2% = 40.000.000 đồng.

Vậy nên nguồn thu nhập chính của cò đất và môi giới bất động sản đến từ phần trăm hoa hồng tính trên giá trị mỗi giao dịch mua bán nhà đất thành công. Giá trị hợp đồng giao dịch càng cao thì phần trăm hoa hồng mà nhà cò đất nhận được càng cao. 

Đến nay không có quy tắc chung nào cho việc chi tiền hoa hồng cho môi giới. Mức phí mà môi giới nhận được sẽ tùy vào thương lượng giữa hai bên. Tuy vậy bạn vẫn có thể tham khảo mức tỷ lệ trung bình đang được áp dụng phổ biến trên thị trường như sau:

- Giao dịch mua/bán nhà đất: phần trăm hoa hồng cho môi giới thường dao động từ 1 - 2% giá trị hợp đồng giao dịch thành công.

- Bất động sản cho thuê: khi môi giới chốt được hợp đồng cho thuê 1 năm, tiền hoa hồng dao động trong khoảng từ 1 – 2 tháng tiền thuê nhà thực tế.

- Bán căn hộ, nhà đất từ dự án của chủ đầu tư: mức hoa hồng dao động trong khoảng 2 - 3% giá trị giao dịch thành công.

- Sang nhượng mặt bằng kinh doanh: phí môi giới bình quân khoảng 5% giá trị bất động sản sang nhượng.

Linh Hoàng