BOT là gì?

Trong tiếng Anh, BOT là từ viết tắt của Build – Operate – Transfer, thường được gọi là Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế, được viết tắt thành BOT.

Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 68/2018/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư, hợp đồng BOT được quy định là một hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được cấp quyền kinh doanh công trình trong một thời gian, hạn mức nhất định. Khi thời hạn hết, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

tram-thu-phi-bot-la-gi-1677201370.jpg
Đầu tư BOT là gì?

Dự án BOT là gì?

Bên cạnh BOT là gì, dự án BOT cũng là thuật ngữ liên quan được nhiều người sử dụng phổ biến. Đây là dự án đầu tư công trình được thực hiện bởi nhà đầu tư. Trước tiên, nhà đầu tư sẽ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của dự án. Sau đó họ sẽ thu phí các dịch vụ sử dụng công trình của dự án BOT là gì với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các công trình thuộc dự án BOT sẽ được chuyển giao cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng.

Các dự án BOT là gì hiện nay thường được xuất hiện dưới hình thức đầu tư các công trình giao thông, nhất là công trình cầu đường. Với các dự án BOT này, doanh nghiệp đầu tư sẽ được quyền thu phí các dịch vụ sử dụng công trình trong thời hạn của hợp đồng BOT. Sau thời hạn này, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước quản lý và sử dụng.

Trạm thu phí BOT là gì?

Trạm thu phí BOT là gì cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc về BOT là gì trong giao thông. Hiện nay, các quy định về trạm thu phí BOT vẫn chưa có. Tuy nhiên, ta có thể hiểu trạm thu phí BOT là những địa điểm chốt được lập trên các công trình cơ sở hạ tầng thuộc dự án BOT, có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện giao thông tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Khoản phí này được thu nhằm mục đích để doanh nghiệp thu hồi số vốn xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình, tạo lợi nhuận và bảo trì các tuyến đường giao thông.

Quy định của pháp luật về đầu tư BOT

Chủ thể tham gia hợp đồng BOT

Hợp đồng BOT được ký kết bởi một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên còn lại là nhà đầu tư, tương tự với các hợp đồng đối tác công tư khác.

Các lĩnh vực đầu tư BOT

Việc thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT là gì được nhà nước khuyến khích trong các lĩnh vực sau đây:

- Lĩnh vực giao thông vận tải

- Lĩnh vực nhà máy điện, đường dây tải điện

- Các hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống thoát nước; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà, sân bãi để xe, ô tô, máy móc, thiết bị; công viên; nghĩa trang

- Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở tái định cư; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội

- Giáo dục, đào tạo, y tế, dạy nghề; khoa học và công nghệ; văn hóa; du lịch; thể thao; khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin

- Hạ tầng thương mại; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ thông tin tập trung; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nông nghiệp phát triển nông thôn

- Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

du-an-bot-la-gi-1677201370.jpg
Giao thông vận tải là một trong những dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT 

Phân loại dự án BOT

Dự án BOT là gì được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C theo tiêu chí quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Luật Đầu tư công 2019.

Trình tự thực hiện dự án BOT

Ngoại trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 63/2018/NĐ-CP và trừ trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, dự án BOT là gì được thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định đầu tư và công bố dự án.

Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư.

Bước 4: Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có) và ký kết hợp đồng dự án

Bước 5: Thực hiện dự án; quyết toán, chuyển giao công trình

Dự án C không cần phải thực hiện Bước 1 nhưng vẫn phải công bố dự án sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt.

Một số nội dung quan trọng trong hợp đồng BOT

noi-dung-hop-dong-bot-1677201370.jpg
Nội dung hợp đồng BOT có gì?

Căn cứ vào mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án BOT là gì, các bên có thể thỏa thuận một số hoặc toàn bộ nội dung cơ bản sau đây:

- Mục tiêu, địa điểm, quy mô, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án

- Yêu cầu công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, chất lượng công trình dự án

- Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án

- Giá trị, tỷ lệ, điều kiện và tiến độ thực hiện phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có)

- Điều kiện sử dụng đất và các công trình liên quan

- Bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng

- Nghiệm thu và quyết toán công trình dự án hoàn thành; thi công xây dựng; yêu cầu về kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng

- Chuyển giao công trình; giám định, bảo dưỡng, vận hành, kinh doanh và khai thác công trình dự án

- Bảo đảm về an toàn và bảo vệ môi trường

- Điều kiện và thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay

- Phân chia rủi ro, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và cơ quan được ủy quyền (trường hợp ủy quyền ký kết); nguyên tắc xử lý khi phát sinh tranh chấp; sự kiện bất khả kháng

- Đảm bảo đầu tư và các hình thức ưu đãi (nếu có)

- Luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan, cơ chế giải quyết tranh chấp

- Hiệu lực, thời gian hợp đồng dự án

- Các nguyên tắc, bổ sung, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án

- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết