Lý do bất động sản Nam Sài Gòn tăng giá trong dịch?

Bảo An
Theo các chuyên gia, Nam Sài Gòn lập ‘kỳ tích’ tăng giá trong đợt dịch vừa qua nhờ vào diện mạo đô thị tại đây sắp tới sẽ có những chuyển biến lớn, về cả hạ tầng, tiềm lực, sản phẩm.

Từ đầu tháng 10, song hành cùng tin tức về quận 7 trở thành ‘vùng xanh’ đầu tiên tại TP HCM thì trên các nền tảng môi giới địa ốc trực tuyến, lượng tin đăng về căn hộ khu vực quận 7 hay Nam Sài Gòn cũng tăng lên.

Số liệu từ trang Batdongsan ghi nhận các khu vực kiểm soát dịch tốt như quận 7, Nhà Bè có mức độ quan tâm về địa ốc tăng cao trở lại lần lượt là 50% và 32%, chỉ sau một tuần dỡ bỏ giãn cách. Dự kiến vài tháng tới, con số này sẽ được phục hồi như giai đoạn tháng 4, tháng 5.

Savills thống kê giá bán thứ cấp (giá giao dịch giữa các nhà đầu tư) tại Nhà Bè có mức tăng cao nhất, lên tới 10% trong khi các quận khác đều dưới 5%. Tuy nhiên, giá giao dịch tại Nhà Bè ở mức thấp nhất thị trường, khoảng 800 USD một m2 còn cao nhất tại quận 1, khoảng 2.600 USD một m2. Lý do giá căn hộ Nhà Bè tăng có thể là từ kế hoạch chuyển đổi các huyện thành quận giai đoạn 2021-2030.

Theo thống kê mới nhất của Rever, mức độ tăng giá của các dự án căn hộ tại khu vực quận 7 cũng khá cao, dao động từ 10%-14%/một năm.

Nhằm lý giải cho hiệu ứng ‘tăng giá’ trong đại dịch của khu vực Nam Sài Gòn, đồng thời đưa ra những lời khuyên giá trị cho nhà đầu tư, Toàn Cảnh bất động sản phối hợp cùng VnExpress tổ chức tọa đàm “Giải mã ‘vùng xanh’ bất động sản Nam Sài Gòn’ với sự tham gia của các diễn giả uy tín.

Nam Sài Gòn thừa hưởng thành quả phát triển qua nhiều thập kỷ

Theo GS.TS Nguyễn Minh Hòa - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM, giá trị bền vững của thị trường bất động sản vùng đất phía Nam thành phố là hệ quả của một quá trình dài hơi, là “trái ngọt” của việc quy hoạch bài bản và tận dụng nguồn lực đa bên.

Bắt đầu từ năm cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, mảnh đất hoang vu phía Nam Sài Gòn được chính quyền thành phố quan tâm phát triển, mở cửa cho các chủ đầu tư trong lẫn ngoài nước. Nổi bật nhất có Phú Mỹ Hưng, mà tiền thân là Tập đoàn CT&D (Đài Loan). Đến năm 2000, hình dáng về một khu đô thị hiện đại đã ra đời, đúng với bản thiết kế của đơn vị kiến trúc và xây dựng lớn nhất Mỹ - Skidmore, Owings & Merrill. 

“Nam Sài Gòn chính là minh chứng cho quá trình đô thị hóa của TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Có một ví dụ tôi thường hay chia sẻ đó là tất cả các khu công nghiệp và các khu chế xuất khác chỉ ra đời sau khu chế xuất Tân Thuận có mặt”, ông Hòa nói.

anh-toa-dam-21-1634785659.JPG
Ông Nguyễn Minh Hòa (bìa phải) tại tọa đàm.

Nếu lịch sử là nền tảng vững chắc, thì tương lai của vùng đất này được xem là tạo ra nhiều hấp lực mạnh mẽ.

TP HCM khá rộng, khoảng 2.100km2 nhưng mà phần đất có thể khai thác thương mại, để xây dựng thành phố không có nhiều. Do đó, theo ông Hòa, mới đây, thành phố đã công bố bảng điều chỉnh quy hoạch cho đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060. Trong điều chỉnh quy hoạch có rất nhiều điểm mới, có một số hướng phát triển rất là mạnh: hướng Bắc (bao gồm Tây Bắc là hướng về Củ Chi và Đông Bắc là TP Thủ Đức) và hướng Nam.

“Tôi đặc biệt nhấn mạnh hướng Nam vì đây cho thấy một điều: thành phố đã đến ngưỡng phát triển và chiến lược mới là xoay trục phát triển ra biển Đông”, ông Hòa nói.

Trong đó theo ông Hòa ba dự án lớn được cho là tạo ra diện mạo mới, biến Nam Sài Gòn trở thành một đô thị sinh thái gồm:

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 3.000 hecta có dân số là hơn 300.000 dân với tổng đầu tư có thể đạt mốc 10 tỷ USD. Mỗi năm khu đô thị này dự kiến đón khoảng từ 8-10 triệu khách du lịch đổ về.

Khu đô thị cảng Hiệp Phước, diện tích của là 1400 hecta với 230.000 dân.

Các dự án đang phát triển ở chính Nam Sài Gòn. Với diện tích 3.000 hecta nhưng mà hiện nay dự án của Phú Mỹ Hưng mới khai thác được khu A 400 hecta thôi. Phần còn lại sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục mở rộng ra và phát triển hiệu quả hơn.

“Song hành cùng với ba nhóm đô thị này thì hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũng sẽ thay đổi rất lớn. Các trục đường lớn xuyên tâm từ trung tâm TP. HCM đến Cần Giờ sẽ được tiếp tục rộng mở, những cây cầu kết nối với Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, Cần Giờ sẽ được xúc tiến. Metro kết nối trung tâm TP. HCM cũng sẽ được khớp nối nhanh chóng. Tất cả chuyện đó sẽ làm cho vùng đất này trở nên sôi động hơn và chắc chắn các nhà đầu tư nhanh nhạy đã sớm nhận ra”, ông Hòa nói.

Nam Sài Gòn là vùng đất của những nhà phát triển tham vọng

Đồng quan điểm với GS.TS Nguyễn Minh Hòa, ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Vietnam, cũng đưa ra các lý do ảnh hưởng đến việc tăng giá của Nam Sài Gòn nói chung và quận 7 nói riêng.

Thứ nhất là tiềm lực của vùng đất Nam Sài Gòn và các khu vực thuộc địa phận này. Nam Sài Gòn được quy hoạch trở thành một trung tâm thương mại – tài chính thứ hai bên cạnh quận 1 TP. HCM. Cơ sở hạ tầng được chú trọng, các cây cầu được dẫn nhịp và metro được khớp nói trong các năm tới để tiếp tục khai thác sức mạnh của vùng đất này.

Đối với giới doanh nhân, Nam Sài Gòn còn rất gần các khu công nghiệp xung quanh, dễ dàng đi vào trung tâm thành phố để tăng hoạt động kinh doanh chuỗi cung ứng. Cộng đồng người Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ưu tiên nơi đây hơn vì cộng đồng quốc tế là những doanh nhân, nhà đầu tư cũng sống cạnh bên.

Thứ hai là nội lực chủ đầu tư. Các chủ đầu tư hiện tại đóng quân tại quận 7, Nhà Bè chủ yếu là các đơn vị khá tham vọng, mạnh mẽ, điển hình như Phú Mỹ Hưng, Hưng Lộc Phát với dự án The Peak Garden. Khi họ tham vọng, họ có đủ khả năng kinh tế để mua những mảnh đất lớn hơn, xây dựng những sản phẩm quy mô hơn và chất lượng tốt hơn.

“Ở trung tâm như quận 1, quận 3, quỹ đất hiếm hơn rất nhiều, việc có một mảnh đất và diện tích đủ rộng để xây dựng một thứ gì đó lớn rất khó khăn. Còn ở Nam Sài Gòn việc triển khai các dự án quy mô lớn, có tiện ích đầy đủ không quá khó khăn”, ông David nhận định.

Thứ ba, Covid-19 đã thay đổi cách con người sống và cách họ chọn nơi ở. Những ngôi nhà phố thấp tầng, chen chúc với đa thế hệ rồi sẽ chuyển đổi thành những không gian biệt lập, đa tiện ích nội khu, tiện ích ngoại khu dễ tiếp cận.

du-an-the-peak-garden-chung-cu-quan-7-min-1634152375.jpg
Dự án The Peak Garden của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát cung cấp không gian sống all-in-one, đa tiện ích.

Mọi người sẽ muốn sống trong những ngôi nhà có tiện nghi tốt hơn xung quanh họ và có các tiện ích phục vụ cho phong cách sống mới. Nếu đến với Nam Sài Gòn, họ sẽ có được những tiện nghi không nơi đâu có, như là trung tâm thương mại quốc tế, các trường đại học và trường học các cấp xung quanh. Người dân còn có thể sống ở đây, làm việc ở đây, phát triển ở đây.

“Giao dịch tăng, giá tăng bởi các nhà đầu tư thấy được quá trình đô thị hóa đang diễn ra. Họ thấy được sự phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là thời gian di chuyển vào trung tâm thanh phố sẽ ngắn lại. Sẽ có những sân golf, hồ bơi, đường xá thông thoáng dễ đi hơn, trường học xung quanh”, Tổng giám đốc Colliers Vietnam nhận định.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải mã ‘vùng xanh’ bất động sản Nam Sài Gòn” do báo điện tử VnExpress phối hợp cùng chuyên trang toancanhbatdongsan.com.vn thực hiện, dưới sự đồng hành của Tập đoàn Hưng Lộc Phát

Chương trình được phát trên trang toanhcanhbatdongsan.com.vn, Fanpage VnExpress và Toàn Cảnh Bất Động Sản. Xem lại tại đây.

Tìm hiểu về dự án The Peak Garden tại đây.

Tuấn Nhu