Đừng mắc phải những sai lầm này khi chọn mặt bằng kinh doanh

Lan Anh
Nhu cầu về việc chọn mặt bằng kinh doanh ngày càng tăng. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn mặt bằng có vị trí đẹp, phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Nhiều quyết định sai lầm đã dẫn đến làm ăn thua lỗ và buộc phải chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng sớm. Để khắc phục điều đó, đừng mắc phải những sai lầm dưới đây khi chọn mặt bằng kinh doanh và áp dụng cách sửa sai tốt nhất để khắc phục sự cố.

Những sai lầm cần tránh khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Phải định vị phân khúc khách hàng 

Trước khi quyết định vị trí mặt bằng, chủ cửa hàng cần xác định phân khúc khách hàng của tiệm có thường xuyên qua lại tại khu vực đó hay không. Nhiều người cho rằng cứ chọn mặt bằng có đông người ắt hẳn sẽ có nhiều khách đến mua hàng. Thế nhưng những người qua lại không nằm trong đối tượng khách hàng nhắm đến thì khó để họ bước vào cửa tiệm của bạn.

Ví dụ cửa hàng của bạn kinh doanh thời trang dành cho gen Z. Nhưng vị trí mặt bằng lại đặt trong khu sầm uất của giới văn phòng U30 thì rất khó để họ trở thành khách hàng của bạn.

Chọn mặt bằng kinh doanh ở những khu vực ít xe cộ qua lại

Vị trí mặt bằng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với người làm ăn. Đặc biệt là đối với những người kinh doanh thời trang, cà phê, đồ ăn và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc sai lầm khi chọn thuê mặt bằng ở những nơi ít người qua lại vì giá thuê rẻ. Điều này khiến doanh số bán hàng trở nên ì ạch, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đây cũng là lý do sớm muộn mà cửa hàng buộc phải đóng cửa.

nhung-sai-lam-can-tranh-chon-mat-bang-kinh-doanh-1650693036.jpg

Chấp nhận giá thuê “quá tầm với”

Công nhận rằng mặt bằng đông đúc người qua lại thì chủ cửa hàng nào cũng thích. Tuy nhiên rất nhiều người chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để “đấu giá” được mặt bằng có vị trí đẹp, ngay trục đường chính. Vậy nên các vị trí này thường chỉ dành cho những thương hiệu lớn, có mức vốn đầu tư cao.

Nếu chấp nhận “cố đấm ăn xôi”, giá mặt bằng sẽ tạo áp lực đè nặng lên chi phí kinh doanh. Do đó phương án tốt nhất cho những nhà kinh doanh đang tìm mặt bằng là lựa chọn dựa theo khả năng vốn và doanh thu dự kiến, trong đó giá thuê mặt bằng chỉ nên chiếm không quá 15% doanh thu của cửa hàng.

Ví dụ: Doanh thu dự kiến của bạn trong tháng là 200 triệu thì giá thuê mặt bằng tối đa là 30 triệu/ tháng.

Chọn sai vị trí mặt bằng kinh doanh tại đường giao lộ

Nhiều người cho rằng, chọn thuê mặt bằng kinh doanh ở các ngã ba, ngã tư sẽ thuận lợi cho việc bán hàng nhưng điều này không thực sự đúng trong mọi trường hợp.

gia-thue-mat-bang-1650693035.jpg

Chẳng hạn như nhà hàng hay cửa hàng kinh doanh đồ uống giải khát,… thì việc kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả cao. Với lượng xe cộ đông đúc, rất ít người thực sự muốn dừng lại để nghỉ ngơi và ăn uống. Điển hình tại các ngã tư lớn có đèn tín hiệu giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm thì không khách hàng nào có tâm trạng mua sắm ở các khu vực này.

Ngoài ra, các khu vực có cầu vượt sẽ khiến cửa hàng của bị khuất tầm mắt và giảm sự chú ý của mọi người. Trên thực tế, có rất nhiều cửa hàng bị giảm giá trị kinh doanh thương mại kể từ khi cầu vượt được hình thành.

Thuê mặt bằng kinh doanh trên đường một chiều

Đường một chiều là đường giao thông phổ biến ở các thành phố lớn. Các chủ cửa hàng cũng khó tránh khỏi quyết định thuê mặt bằng tại các tuyến phố này. Tuy nhiên, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để không gây phiền phức cho khách hàng khi mua hàng.

Đường một chiều hạn chế vì có quá đông phương tiện giao thông. Giả sử khách chạy ô tô sẽ khó tấp vào lề, cũng không thể tìm được chỗ đậu xe dễ dàng. Trong trường hợp khách không để ý, vặn ga vượt qua cửa hàng rồi sẽ khó để quay đầu xe. Rất ít khách hàng chạy ngược lại cửa hàng của bạn nếu họ không ở gần các ngã tư hoặc điểm uốn. Do đó, mặt bằng kinh doanh tại đường một chiều sẽ gây nhiều bất tiện cho khách hàng và không phải là giải pháp kinh doanh hiệu quả.

Mất khách hàng do sự bất tiện

Chủ cửa hàng cần nhớ mọi sai sót trong việc thuê mặt bằng kinh doanh đều phải trả… bằng tiền mặt. Vậy nên ngoài yếu tố vị trí, nhiều vấn đề nhỏ khác cũng có thể tạo thành “hiệu ứng cánh bướm”. Chẳng hạn như lề đường quá hẹp không thể đậu xe, gần cống rãnh có mùi hôi, đường dây điện nguy hiểm, ngập nước khi mưa hoặc diện tích quá chật hẹp, ... tất cả đều gây bất tiện cho khách hàng.

Ngoài ra, khách cũng sẽ không vui nếu phải trả thêm phí gửi xe. Tuy chỉ 3.000 - 5.000 đồng không đáng là bao so với giá trị sản phẩm giỏ hàng nhưng cũng có thể khiến khách “một đi không trở lại”.

Cách chọn mặt bằng kinh doanh

Nếu bạn không áp dụng đúng cách thì việc tìm kiếm mặt bằng cho thuê sẽ chẳng đi đến đâu cả. Để làm được điều này, ngoài việc nghiên cứu nghiêm túc, bạn cũng cần nắm vững một số tiêu chí khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh dưới đây.

Khảo sát mặt bằng cho thuê

Địa điểm cho thuê mặt bằng là một vấn đề đau đầu của bất kỳ chủ quán nào. Làm thế nào để tìm được một nơi vừa tốt để kinh doanh và giá rẻ để thuê? Câu trả lời là bạn cần khảo sát kỹ các địa điểm cho thuê hiện tại.

thue-mat-bang-kinh-doanh-1650693036.jpg

Đầu tiên, hãy tránh những nơi ít xe cộ qua lại hoặc quá xa trung tâm. Các địa điểm dễ bị ngập lụt và thường xuyên tắc nghẽn giao thông cũng nên được bỏ qua. Một số nơi khác giá thuê cũng rẻ nhưng nếu nằm trong diện quy hoạch thì cũng đừng xem nhẹ mà thuê.

Thứ hai, bạn phải kiểm tra xem trước đó có ai thuê và hoạt động kinh doanh của họ có tốt không? Họ bán những sản phẩm gì và tại sao họ lại chuyển đi?

Thứ ba, tiến hành phân tích tiềm năng các loại hình dịch vụ của khu dân cư. Bạn cũng có thể khảo sát mức sống của cư dân để bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

Thứ tư, cần biết chủ nhà có thiện chí và thoải mái không?

Hãy nhớ rằng thường có sự chênh lệch giá rất lớn đối với mặt bằng kinh doanh cho thuê trên những con phố sầm uất so với những con hẻm và những vị trí khác. Đây cũng là lúc bạn phải cân nhắc về giá cho thuê và tỷ suất lợi nhuận. Nếu giải quyết được những vấn đề trên, bạn sẽ dễ dàng chọn được mặt bằng ưng ý để thuê

Chọn lọc thông tin cho thuê mặt bằng

Bạn có thể tiếp cận thông tin cho thuê mặt bằng bằng một số cách. Tuy nhiên, hãy đề phòng những chiêu trò của trung tâm môi giới.
Cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm thông tin trên các trang uy tín, trang tin tức về cho thuê mặt bằng, cửa hàng được sàng lọc cẩn thận và cập nhật thường xuyên. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng tìm được mặt bằng cho các sản phẩm có sẵn

Thương lượng thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh với chủ nhà

Các điều khoản của thời hạn thuê nhà thường do chủ nhà đưa ra. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thương lượng lại để phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình. Hãy thuyết phục chủ nhà để có được sự thuận lợi nhất cho đôi bên.

Một điểm khác cần lưu ý khi thương lượng thời hạn thuê là tiền phạt. Hình phạt áp dụng cho bất kỳ bên nào muốn thanh lý hợp đồng sớm. Hoặc người thuê trả lại mặt bằng không thuê nữa khi công việc kinh doanh không tốt, hoặc chủ nhà muốn lấy lại tài sản trước thời hạn. Việc này cần được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà có giá trị pháp lý.

Hoàn tất ký hợp đồng

Hợp đồng cho thuê nhà là văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi của bên thuê trong trường hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Do đó, hãy yêu cầu chủ nhà soạn thảo hợp đồng đầy đủ, rõ ràng và chi tiết.

Hợp đồng cho thuê phải có các thông tin sau:

- Thông tin liên hệ chủ nhà và người thuê.
- Thông tin mặt bằng, diện tích, giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu.
- Biên bản bàn giao cơ sở vật chất sẵn có trên mặt bằng cho thuê.
- Quy định về tiền thuê, tiền đặt cọc, thời gian thuê và thời gian tăng phí.
- Các quy định về sửa chữa và cải tạo kết cấu mặt bằng.
- Điều khoản phạt khi hai bên muốn thanh lý hợp đồng.
- Ngày bàn giao mặt bằng.

Sau khi các bên đi đến thống nhất cuối cùng, hợp đồng thuê nhà cần được công chứng. Bạn có thể công chứng tại các văn phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng tư nhân.

Uyển Nhi