Loại hình mua nhà chung cư phổ biến hiện nay

Trường hợp: Người mua có sẵn tiền

Nếu người mua có sẵn tiền và có thể thanh toán ngay căn hộ, thì người mua sẽ hẹn người bán (thường là chủ đầu tư hoặc đơn vị môi giới) đến ký kết để công chứng hợp đồng mua bán với điều kiện bên bán đã cung cấp đủ các văn bản pháp luật và các tài liệu cần thiết khác.

Trường hợp: Người mua không đủ tiền 

Nếu không đủ tiền, nhiều người chọn hình thức mua chung cư trả góp. Đây là một khoản vay thế chấp. Người đi vay sẽ thế chấp một tài sản (thường là căn hộ họ sắp mua) để vay một khoản tiền rồi trả nợ. Người mua cũng có thể được vay tín chấp. Tuy nhiên, mức vay tín chấp không cao, nhìn chung là dưới 500 triệu, tùy thuộc vào xác nhận của ngân hàng về thu nhập của gia đình bạn.

vay-ngan-hang-mua-nha-tra-gop-1645758477.jpg

Ba bên mua - bán - ngân hàng sẽ ký hợp đồng

Khi quyết định mua trả góp, ngân hàng sẽ can thiệp khi mua bán căn hộ. Nhân viên tài chính của ngân hàng sẽ thẩm định căn hộ cùng với tài liệu của người mua trước khi quyết định có cho vay hay không. Nếu ngân hàng đồng ý, bao gồm cả ba bên mua - bán - ngân hàng sẽ ký hợp đồng.

Mua nhà chung cư trả góp cần điều kiện gì?

Để có thể tham gia hình thức mua nhà chung cư trả góp, người mua cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Bạn là cá nhân, hộ gia đình mang quốc tịch Việt Nam
- Hồ sơ vay vốn phải minh bạch, rõ ràng
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng
- Đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng đăng ký vay vốn như: Cung cấp tài sản đảm bảo hoặc chứng minh năng lực thanh toán nợ phải trả của mình…
- Người vay phải có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Hàng tháng, người vay phải trả lãi theo mức quy định của ngân hàng và trả gốc định kỳ hàng tháng theo các điều khoản trong hợp đồng.

Lãi suất vay mua chung cư của các ngân hàng

Tham khảo bảng lãi suất vay mua chung cư tháng 2/2023 của các ngân hàng:

Ngân hàng

Lãi suất

Khoản vay tối đa

Kỳ hạn vay tối đa

Sacombank

8,5%

80% TSĐB

25 năm

BIDV

7,1%

80% TSĐB

20 năm

Vietcombank

7,5%

75% TSĐB

15 năm

MB Bank

7,7%

90% nhu cầu tài chính

15 năm

VietinBank

7,7%

200 triệu

7 năm

ANZ

6,5%

65% TSĐB

25 năm

HSBC

6,49%

70% căn nhà thế chấp

25 năm

SCB

6,5%

100% nhu cầu

25 năm

LienVietPostBank

7,5%

80% giá trị nhà

20 năm

TechcomBank

7,49%

80% giá trị nhà

25 năm

VP Bank

7,4%

80% giá trị nhà

25 năm

TP Bank

7,2%

90% giá trị nhà

20 năm

Quy trình thủ tục mua nhà chung cư trả góp

quy-trinh-mua-nha-tra-gop-min-1645758468.jpg
Cần chuẩn bị thủ tục gì khi mua nhà chung cư trả góp?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người đi vay cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau để thủ tục vay thế chấp mua nhà chung cư được nhanh chóng.
- Đơn vay vốn theo mẫu quy định để vay vốn ngân hàng mua nhà chung cư trả góp
- Các giấy tờ hợp pháp như CCCD/ hộ chiếu/ KT3, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, ... của người đại diện và bảo lãnh khoản vay (nếu có)
- Các giấy tờ chứng minh tài sản cá nhân: phiếu lương hàng tháng, các giấy tờ liên quan khác mà người vay và người cùng trả nợ chứng minh được, v.v.
- Các giấy tờ chứng minh nhu cầu và mục đích vay
- Tài sản thế chấp và tài sản đảm bảo: yêu cầu cần có các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu. Nếu người đi vay có khoản vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như hợp đồng, báo có, sao kê tài khoản thanh toán ...

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các giấy tờ cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của bạn. Quy trình đánh giá, thẩm định thông thường bao gồm xem xét lịch sử tín dụng và điểm tín dụng của bạn, thẩm định thực tế nơi ở, nơi làm việc/công tác, thẩm định qua điện thoại và đi thực tế để định giá tài sản thế chấp/ đảm bảo.

Bước 3: Giải ngân

Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay thì ngân hàng sẽ thông báo cấp tín dụng và làm thủ tục cho vay mua nhà.

thu-tuc-mua-chung-cu-tra-gop-1645758731.jpg
Thời gian trả nợ càng dài thì chi phí lãi vay phải trả càng cao

Trong trường hợp thủ tục sang tên đã hoàn tất: hai bên ký hợp đồng thế chấp có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền trên toàn quốc, ngân hàng giữ lại giấy chủ quyền bản chính (sổ đỏ, sổ hồng ...) trước khi giải ngân cho khách hàng.

Trường hợp thủ tục sang tên chưa hoàn tất: người mua, người bán và ngân hàng sẽ ký thỏa thuận thanh toán ba bên về việc khóa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa cho người mua. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ chuyển khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa do bên bán đứng tên, đồng thời phong tỏa toàn bộ số tiền khi hai bên làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Sau khi bên vay (bên mua) ký hợp đồng thế chấp đã công chứng và hoàn tất các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, ngân hàng sẽ giải chấp sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán.

Bước 4: Theo dõi tiến độ thanh toán

Sau khi bạn ký hợp đồng mua bán, đã được ngân hàng giải ngân và nhận nhà, bạn có thể nhận được một tờ giấy chi tiết về ngày thanh toán, các khoản thanh toán định kỳ và các điều khoản thanh toán.

Đồng thời, ngân hàng sẽ theo dõi quá trình trả góp của bạn. Nếu bạn nộp hồ sơ muộn, bạn có thể bị phạt. Sau khi trả gốc và lãi, ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng và trả lại giấy tờ nhà cùng nhiều giấy tờ khác. Tại thời điểm này, căn hộ hoàn toàn là của bạn.

Trả góp là một hành trình dài. Thời gian trả nợ càng dài thì tiền lãi phải trả càng cao. Có rất nhiều trường hợp trả góp nhà thành công và sở hữu ngôi nhà đó. Cũng có nhiều trường hợp người vay hụt hơi, không thể trả nổi khoản vay. Do đó, bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận và nhìn vào bức tranh tổng thể trong thị trường mua nhà chung cư trả góp hiện nay.