Mùa mưa bắt đầu khi nào?
Miền Bắc có 4 mùa với lượng mưa xen kẽ tuy nhiên mùa xuân và mùa hè là hai mùa thường dễ xảy ra mưa nhiều do ảnh hưởng của áp thấp, không khí lạnh hoặc mưa rào do mây đối lưu. Mưa thường kéo dài, dai dẳng từ tháng 2 đến tháng 3 hoặc vào tháng 7 và tháng 8.
Trái ngược với miền Bắc có 4 mùa thì miền Nam lại có sự phân tách rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và thường kết thúc vào khoảng tháng 11. Mùa khô kéo dài từ giữa tháng 11 đến hết tháng 4.
Lợi ích khi xây nhà mùa mưa
Xây nhà vào mùa mưa có những hạn chế như vật liệu dễ bị thấm nước và khó bảo dưỡng, chất lượng bê tông giảm sút, công nhân làm thêm giờ nên vất vả hơn hoặc ảnh hưởng đến vật liệu bê tông.
Mặt khác, xây nhà mùa mưa còn có nhiều lợi ích mà nhiều người chưa biết như:
- Nền đất sẽ mềm hơn và dễ sử dụng hơn đồng nghĩa là nền móng của bạn đảm bảo độ an toàn và chắc chắn từ đó giúp cho ngôi nhà trở nên vững chãi và bền hơn.
Vào mùa mưa, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để tăng độ kết dính của bê tông, hạn chế nứt nẻ công trình.
- Sau khi đổ bê tông, thợ xây thường phải theo dõi và tưới nước thường xuyên để bê tông chắc hơn. Nhưng cần chú ý che khi trời mưa quá to và lâu để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
- Về mặt kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa ít giãn nở, dễ thấy vết nứt, rò rỉ nên có thể chống thấm kịp thời.
Cần lưu ý điều gì để xây nhà mùa mưa đúng tiến độ
1. Chọn và bảo quản vật liệu
Vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí cao và ít ánh sáng mặt trời. Vì vậy, vật liệu hay cấu kiện xây dựng cần phải có chất lượng tốt, không nên chọn vật liệu rẻ tiền và những vật liệu này cần được bảo quản tốt để không ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Chẳng hạn:
Gạch: Là vật liệu làm bằng đất sét nên khi trời mưa sẽ nhanh mục nát nên cần phải che chắn khi trời mưa.
Xi măng: Là chất kết dính các vật liệu khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất bê tông nên việc bảo quản xi măng rất quan trọng, nếu bị ướt xi măng sẽ không sử dụng được. Ngoài ra, bạn cần chọn loại xi măng chất lượng cao để công trình được bền hơn.
Cát, đá là vật liệu xây dựng dễ bị rửa trôi khi mưa lớn nên cần phải che chắn cẩn thận để tránh tốn kém chi phí xây dựng.
Sắt, thép: Do là kim loại nên khi làm móng mà trời mưa, sắt móng tiếp xúc với nước rất dễ bị rỉ sét làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
2. Kiểm tra công trình thường xuyên.
Mưa, độ ẩm cao và nhiệt độ thấp làm cho bê tông cứng hơn. Nhưng nếu trời mưa to, lượng nước đổ xuống quá nhiều có thể khiến bê tông bị nứt, lồi lõm. Vì vậy, để có một quá trình thi công đúng tiến độ, hoàn mỹ nhất trong mùa mưa bão, bạn phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình, phát hiện và xử lý những sai sót kịp thời khi phát sinh. Ngoài ra, việc kiểm tra thường xuyên giúp chủ nhà phát hiện ra những điểm chưa đạt trong thi công hoặc đơn vị thi công không triển khai theo thiết kế ban đầu.
3. Lợp tôn cho mái bê tông
Nhìn chung, mái bê tông có khả năng chống mưa và cách nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, xây nhà vào mùa mưa có thể dẫn đến tình trạng thấm dột. Đặc biệt là khi tay nghề của đơn vị thi công còn tương đối yếu nên thường xuyên xảy ra tình trạng này.
Việc lợp thêm một lớp tôn lên mái bê tông giúp gia chủ khỏi lo rủi ro do thời tiết ẩm ướt. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp tốt cho vấn đề chống nóng hiện nay. Lớp tôn làm giảm khả năng hấp thụ nhiệt của mái bê tông nên khi có nắng nóng ngôi nhà cũng trở nên mát mẻ hơn.
4. Chọn loại sơn phù hợp
Trên thị trường có rất nhiều loại sơn, đa dạng về màu sắc và giá cả. Tuy nhiên, xây nhà vào mùa mưa cần phải lựa chọn sơn cẩn thận. Theo các chuyên gia xây dựng, nhà xây vào mùa mưa nên chọn sơn chống thấm.
Việc nước mưa thấm vào tường rất hiếm khi xảy ra, thường chỉ xảy ra ở những công trình xây dựng kém chất lượng (điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không xảy ra). Vì vậy, khi xây nhà vào mùa mưa, gia chủ cần lưu ý lựa chọn loại sơn chống thấm tốt nhất trên thị trường.
5. Đổ móng trong mùa mưa
Nếu trời mưa sau khi đào móng xong thì không có gì lo ngại. Nước mưa sẽ giúp bê tông tự động tăng khả năng lún và lèn xuống, tạo kết cấu dính chặt tốt và ổn định hơn. Nhân lực cũng không phải tốn nhiều công sức để nén đất.
Tuy nhiên nếu trời mưa to trong lúc đang đổ bê tông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng móng do đó tốt nhất bạn nên có sẵn kế hoạch ứng phó. Trước khi tiến hành thi công, bạn cần tạo hệ thống thu và tiêu thoát nước mưa, chuẩn bị vật dụng để tránh mưa.
Bạn có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng đến bê tông dựa trên lượng mưa thực tế. Nếu lượng mưa nhẹ thì việc đổ bê tông dầm, cột vẫn thi công được nhưng phải che phủ để hạn chế ảnh hưởng đến tỷ lệ xi măng. Nước ảnh hưởng đến cường độ bê tông và mưa rơi gây rỗ bề mặt bê tông. Khi trời mưa to, bạn nên che bạt đợi hết mưa rồi mới tiếp tục thi công. Tuy nhiên, nếu đang thi công mà phải dừng do trời mưa thì cần lưu ý xử lý mạch ngừng bê tông đúng cách nếu không kết cấu chịu lực của công trình sẽ bị ảnh hưởng, không đảm bảo chất lượng công trình. Tuy vậy. việc xử lý mạch ngừng sẽ đơn giản hơn nhiều so với xử lý bê tông không đạt yêu cầu do trời mưa.
Về cơ bản, khi xây nhà vào mùa mưa, gia chủ và thợ xây dựng nhất định cần lưu ý một số điểm nêu trên. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa những ngày nắng trong mùa mưa để huy động nhân lực để giảm tối đa thời gian thi công, đặc biệt là hạn chế các công trình thi công dở dang để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.