Tuy nhiên, quy định được phép đua ban công ra bao nhiêu thì không phải ai cũng nắm rõ. Để tránh bị phạt vì vi phạm, hãy cùng Toàn cảnh Bất động sản tìm hiểu thêm về các quy định khi xây dựng ban công và lô gia nhé.

Ban công là gì?

Ban công (tiếng anh là balcony, tiếng pháp là balcon /balkɔ̃/) là một kiến trúc trong toà nhà, thường được xây dựng từ tầng 2 trở lên. Ban công được xây dựng theo cấu trúc mặt bằng hình chữ nhật, nhô ra khỏi toà nhà và thường được phân cách bởi một cánh cửa. Ngay tại phía trên của khu vực ban công có thể có mái che hoặc không, tuỳ vào thiết kế và nhu cầu của chủ nhà.

Ban công được đưa ra tối đa bao nhiêu?

Theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD: 2.8.10, trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phần đều không được nhô quá lộ giới đường đỏ cho phép.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m so với mặt vỉa hè trở lên, các bộ phận cố định bao gồm ô-văng, ban công, mái đua… trừ mái đón, mái hè được phép xây vượt chỉ giới đường đỏ. 

Độ vươn ra (tính từ mép ngoài của phần nhô ra tới chỉ giới đường đỏ) sẽ phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới. Và phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè ít nhất 1m. Phần đua ra phải đảm bảo các điều kiện an toàn về điện. Tuân thủ quy định xây dựng của khu vực.

tieu-chuan-ban-cong-1623926885.jpeg

Ban công có thể nhô ra tối đa 1,4m nếu lộ giới trên 15m.

Cụ thể, tiêu chuẩn ban công, ô văng, mái đua tối đa như sau

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7 – 12m

0.9

12 – 15m

1.2

Trên 15m

1.4

Như vậy, kích thước ban công tiêu chuẩn không được phép vượt qua con số quy định. Và 1,4m là câu trả lời tối đa cho thắc mắc mái đua ra bao nhiêu? Khu vực ban công phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường điện. Gia chủ không được phép xây thành lô-gia hay buồng.

Nếu nhà ở trong ngõ thì ban công phải cách đường dây điện có vỏ bọc ít nhất 0,7m; cách tối thiểu 1m với đường dây điện trần. Trường hợp hẻm quá nhỏ, gia chủ không được phép xây dựng kết cấu đua ban công. Nếu cố tình, chủ nhà sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

Quy định lan can ban công

Với nhà cao từ 9 tầng trở lên, lan can ban công, hành lang, sân thượng có người lên, cầu thang ngoài nhà… phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn. Bên dưới trong khoảng cách 0,1m tính từ mặt sàn bê tông ban công hoặc mặt nhà không được để hở. Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng khi thiết kế lan can không được lớn hơn 0,1m. 

luoi-ban-cong-1623926885.jpg
Gia chủ có thể lắp thêm lưới ban công để tăng độ an toàn.

Với nhà cao dưới 9 tầng, nhà phố thì không có quy định cụ thể về chiều cao lan can ban công.

Lô gia là gì?

Lô gia là một thuật ngữ cơ bản trong thiết kế kiến trúc dùng để chỉ phần thụt sâu vào bên trong so với bề mặt ngôi nhà; tức là phần âm vào so với tường, có mái tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, được che chắn bởi trần nhà mà không có bất kỳ bộ phận nào nhô ra so với mặt tiền của ngôi nhà.

Nếu như đứng từ trong lô gia nhìn ra ngoài thì ta chỉ nhìn thấy khung cảnh trước mắt, còn 2 hướng bên cạnh đều có tường xây che lại, phía trên được che chắn bởi sàn của tầng trên.

Quy định xây lô gia

Theo tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu về việc thiết kế lo gia được quy định cụ thể như sau:

- Theo quy định, các ngôi nhà hay căn chung cư từ tầng 6 trở lên thì tuyệt đối không được xây dựng ban công mà chỉ được thiết kế lô gia. Lan can không được hở chân và bắt buộc chiều cao phải từ 1,2m trở lên.

khac-nhau-giua-ban-cong-va-lo-gia-nhu-the-nao-1623926884.jpeg
Với nhà chung cư cao tầng, chủ đầu tư không thể làm ban công mà chỉ có thể làm lô gia.

- Đối với các căn chung cư, nhà cao tầng từ tầng 3 trở lên thì lan can của lô gia phải làm từ các vật liệu không cháy, chống cháy nổ. Hiện nay, đa số vật liệu xây dựng lan can lô gia thường là nhôm, thép không gỉ cao cấp, bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt bảo vệ an toàn cho con người.

- Đối với các căn hộ không thiết kế lô gia thì bạn cần thiết kế tối thiếu 1 cửa sổ có kích thước tối thiểu là 600 x 600mm để phục vụ cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà.