Những con số nổi bật tại tỉnh Vĩnh Phúc

GDP: 10%

Trong 6 tháng đầu năm, Vĩnh Phúc ghi nhận tăng trưởng GDP là 10% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh này luôn nhận được dòng vốn FDI lành mạnh và đều đặn trong nhiều năm qua. Đến nay, Vĩnh Phúc đã thu hút 493 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,60 tỷ USD, đứng thứ 16 trên toàn quốc về đầu tư FDI. Trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn FDI ghi nhận đạt 102 triệu USD, trong đó 16 trên tổng số 18 dự án đăng ký mới thuộc lĩnh vực sản xuất và chế tạo, đóng góp trên 85 triệu USD. Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp của thành phố này có mức tăng 15% trong 9 tháng đầu năm 2022.

Hơn 1 triệu cư dân

Về dân số học, theo thống kế đến năm 2021, dân số tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1,191,790 người. Lực lượng lao động là 578.400 với trình độ cao. Trong đó tỷ lệ lao động trình độ cao trên 15 tuổi tăng từ 22,4% năm 2018 lên 34,7% vào năm 2021. Ngoài ra, với vị trí gần trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40 phút di chuyển, Vĩnh Phúc là nơi làm việc thuận lợi dành cho nhóm chuyên gia, lao động người nước ngoài.

vinh-phuc-nha-xuong-xay-san-1670369959.jpeg
Thương hiệu Toyota của Nhật Bản xuất hiện tại Vĩnh Phúc từ nhiều năm trước

Hơn 8000 chuyên gia, lao động người nước ngoài

Tại Vĩnh Phúc, ước tính có hơn 8000 chuyên gia, lao động người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, thế nhưng các dự án nhà ở cao cấp đa tiện ích dành cho nhóm khách hàng này còn rất khan hiếm.

PCI: 5

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng những chính sách doanh nghiệp thân thiện với môi trường. Từ năm 2020 đến 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của địa phương này đã được cải thiện đáng kể, từ vị trí thứ 29 lên vị trí thứ 5.

Sức vận chuyển 500 tấn hàng hóa mỗi ngày

Ngoài ra, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc rất thuận tiện nhờ kết nối với Hà Nội, Hải Phòng và Sân bay Quốc tế Nội Bài. Xe buýt công cộng phục vụ cho người dân đi lại khắp tỉnh và kết nối đến hầu hết các khu công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc còn tập trung hai cảng Vĩnh Thịnh và Như Thụy đi qua sông Hồng và sông Lô, với sức vận chuyển lên tới 500 tấn hàng hóa mỗi ngày.

Tiềm năng bất động sản công nghiệp tại Vĩnh Phúc

Tỷ lệ lấp đầy 88%
Giá thuê trung bình 97 USD/m2
Quỹ đất trống 138 ha
Đất cho thuê 1,189 ha
Số lượng khu công nghiệp 7
Nguồn cung khu công nghiệp trong tương lai (từ 2023) 13 
Thời gian đi đến các vị trí lân cận

Trung tâm Hà Nội: ~40 phút.

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài: ~30 phút

Mặt hàng sản xuất chính Máy tính, sản phẩm điện tử & quang học, kim loại chế tạo, cao su & nhựa, động cơ xe, sản phẩm khoáng phi kim loại
Các khách hàng Daewoo, Haesung Vina, Partron Vina, Cammsys (Hàn Quốc), Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản), Compal (Đài Loan), Piaggio (Ý), De Heus (Hà Lan), Prime Group (Thái Lan), and Northstar Polaris and Weldex (Mỹ).

Vĩnh Phúc có quỹ đất công nghiệp dồi dào, đặc biệt dành cho dòng sản phẩm nhà kho và nhà máy xây sẵn. Tuy nhiên, những nguồn cung như nhà xưởng xây sẵn hay nhà kho dưới 10,000 m2 vẫn còn hạn chế. Do đó, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc này.

Với những chính sách “trải thảm đỏ” thu hút FDI theo chiều sâu, Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng của bất động sản công nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỉnh đã quy tụ nhiều nhà đầu tư với những thương hiệu sản xuất nổi tiếng toàn cầu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Châu Âu. Điều này thể hiện ở việc Vĩnh Phúc không ngừng tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao kết nối giữa các doanh nghiệp.

Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, trong 10 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã thu hút được 41 dự án mới và 39 lượt dự án tăng vốn. Trong đó cấp mới 16 dự án, điều chỉnh vốn cho 07 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 9.937 tỷ đồng; cấp mới 25 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho vốn cho 32 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 312,5 triệu USD. Ngoài ra, toàn tỉnh có 1.123 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 20.531 tỷ đồng, tăng 18,7% về số doanh nghiệp, tăng gần gấp đôi về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp đang hoạt động và sẽ có thêm 13 khu công nghiệp đã được quyết định chủ trương đầu tư, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2023 trở đi.

Với sự hiện diện của các nhà sản xuất ô tô và điện tử tên tuổi tại địa phương này sẽ là động lực cho các ngành sản xuất phụ trợ hay đơn vị cung ứng chuyển địa điểm hoặc đa dạng hoá hoạt động của mình tại Vĩnh Phúc vào các bất động sản công nghiệp xây sẵn. Khi sự dịch chuyển của ngành công nghiệp phụ trợ tăng lên, nhu cầu về RBF và RBW cũng sẽ tăng theo.

Theo ông John Campbell, Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua, Vĩnh Phúc tập trung thu hút và khuyến khích các dự án đầu tư đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử, ôtô, xe máy và kim loại chế tạo là những lĩnh vực được ưu tiên thu hút đầu tư và nhận được nhiều nhu cầu đầu tư nhất. Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào tỉnh có thể để đến như: Daewoo, Haesung Vina (Hàn Quốc), Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản), Compal (Đài Loan), Piaggio (Ý), De Heus (Hà Lan), NorthStar Polaris và Weldex (Mỹ)”.

Cơ hội cho nhà xưởng xây sẵn

Vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kèm theo các biến động địa chính trị, đặc biệt là sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, là chất xúc tác cho sự đa dạng hóa về lĩnh vực sản xuất tại thị trường Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

Ở giai đoạn thăm dò thị trư ờng, các nhà đầu tư thường có nhu cầu thuê nhà xưởng để bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ. Sau đó họ có thể xem xét để quyết định đầu tư lâu dài, mở rộng sản xuất bằng việc tự mua đất và xây nhà xưởng. Từ đó kéo theo sự tăng trưởng trong nhu cầu đối với các nhà xưởng và nhà kho xây sẵn.

bat-dong-san-cong-nghiep-vinh-phuc-1670369960.jpeg
Các chủ đầu tư quốc tế đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để đáp ứng được nhu cầu nhà xưởng xây sẵn

Các chủ đầu tư quốc tế đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để đáp ứng được nhu cầu lên cao này. Báo cáo Industrial Insider của Savills cho thấy, trong năm 2022, một số nhà xưởng xây sẵn đã được khởi công để tiếp thêm nguồn cung cho thị trường, bao gồm SLP Long Hậu (Long An), KCN Hồ Nai (Đồng Nai) Core5 Hải Phòng (Hải Phòng) và VLI (Hưng Yên).

Tại Vĩnh Phúc, các công ty đầu tư sản xuất chỉ có thời hạn thuê đất tối đa là 50 năm. Tuy nhiên, nguồn cung nhà xưởng xây sẵn có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tiếp cận thị trường nhanh chóng hơn, hạn chế chi phí đầu tư ban đầu và hỗ trợ thời gian thuê linh hoạt bắt đầu từ 3 năm. Khi Vĩnh Phúc thu hút được các đơn vị sản xuất điện tử, ôtô trong khu vực thì việc có các nhà xưởng xây sẵn sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ và nhà cung cấp mở rộng hoạt động của họ tới tỉnh. Một khi số lượng đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ tăng cao, nhu cầu đối với nhà xưởng xây sẵn và nhà kho xây sẵn sẽ được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, số liệu cho thấy dù sở hữu nguồn cung đất công nghiệp lớn, nhưng số lượng các dự án nhà xưởng xây sẵn vẫn khá hạn chế tại Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu khách thuê với diện tích ít hơn 10.000m2.

"Nguồn cung chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đang lên cao đối với loại hình này. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là việc chúng tôi đã gặp gỡ và tiếp xúc với vài khách hàng có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn tại Vĩnh Phúc với diện tích khoảng 5.000 - 10.000m2, nhưng không có nguồn cung nào phù hợp nhu cầu. Nguồn cung đất công nghiệp tại đây là sẵn có, tuy nhiên số lượng nhà xưởng xây sẵn tại Vĩnh Phúc là không nhiều, thậm chí là không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp", ông John Campbell đánh giá

Ông John Campbell cũng cho biết, thực tế là thị trường Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng không thiếu nhà đầu tư về nhà xưởng xây sẵn. Thậm chí các nhà đầu tư này đã có những dự án phát triển rất thành công tại Bắc Ninh, Hưng Yên hay Hải Phòng - những tỉnh thành đi đầu về phát triển công nghiệp. Tuy vậy, các chủ đầu tư chưa thực sự khai phá hết tiềm năng này của bất động sản công nghiệp Vĩnh Phúc.