Cũng chính đại dịch Covid đã làm nén chặt lại nhu cầu đầu tư bất động sản và dần đang được khởi động lại. 

Nhóm cổ phiếu bất động sản nào đang ‘phá đỉnh’?

Xét về mặt đầu tư dài hạn, BĐS Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, BĐS vẫn là “kênh trú ẩn” an toàn trong các giải đoạn khủng hoảng kinh tế. Đó cũng là một phần lý do làm cho các cổ phiếu của các doanh nghiệp Bất động sản đang có sự bứt phá mạnh mẽ. Hàng loạt các cổ phiếu duy trì sức tăng bền bỉ, vượt đỉnh mọi thời đại, hình thành nên một cơn sóng thần to và dài nhất trong năm 2021. Nhiều cổ phiếu tăng 200%-300% chỉ trong vài tháng. Góp công lớn cho thị trường chứng khoán bùng nổ, và khép lại phiên cuối cùng của tháng 10/2021 khá ấn tượng khi chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm, xác lập mức kỷ lục mới sau hơn 21 năm thành lập.

fdi-do-vao-thi-truong-dia-oc-1636153424.jpg
Thị trường chứng khoán xác lập đỉnh mới nhờ sự nâng đỡ từ nhóm Bất động sản

Ở nhóm bluechip, cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) là cái tên sáng giá nhất khi có phiên thứ 6 tăng giá liên tiếp sau một thời gian "im ắng". Thị giá của VHM đã tăng 9,6% chỉ trong vòng một tuần qua, đây được xem là mức tăng lớn ở nhóm bluechip.

Ở nhóm midcap HDC, NLG, IDJ, NTL, DTA… đang là những cái tên sáng giá, hút dòng tiền mạnh mẽ. Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận mức thị giá cao nhất kể từ trước đến nay. Trong đó phải kể đến Công ty Cổ phần Đệ Tam (DTA - Hose) trong quý 3 tăng tới trên 200% từ vùng giá 9.000 lên gần 27.000 đồng/ cổ phiếu. Hay có thể nhắc đến Công ty Cổ phần Đạt Phương (DPG) tăng gấp đôi tiềm cận vùng giá 3 chữ số - mức thị giá cao nhất kể từ trước đến nay.

Điều này làm cho mặt bằng thị giá của nhóm cổ phiếu đều được nâng lên ở mức từ 40.000-100.000 đồng. Hiện có gần chục mã đang có thị giá trên 100.000 đồng, bên cạnh những gương mặt “cũ”, có thêm những “ông lớn” mới gia nhập như Sunshine Homes (SSH), Hodeco (HDC), và đáng chú ý nhất là Licogi 14 (L14)

Ngoài cổ phiếu bất động sản thương mại, xây dựng, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng hút dòng tiền khá mạnh mẽ. Trong nhóm này có thể kể đến một số đại diện nổi bật như SZC, PHR, VGC, LHG.

Có liên quan chặt chẽ đến làn sóng bất động sản

Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm tại tỉnh vùng ven đô như Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu đều tăng 10% trong tháng 9. Xu hướng lựa chọn Bất động sản tại các khu vực vùng ven, nơi có những hạ tầng kết nối tốt, tốc độ đô thị hóa cao, tính thanh khoản và nguồn vốn là những điểm cộng lớn mà các nhà đầu tư đang hướng tới. 

Chia sẻ về lí do vì sao nhóm cổ phiếu bất động sản tăng “phá đỉnh", theo Công ty TNHH MTV Hello Group phân tích, các công ty bất động sản đặc biệt là nhóm bất động sản khu công nghiệp có thể tăng trưởng tốt và duy trì được phong độ của mình trong thời gian dài là nhờ vào 3 nguyên nhân chính như sau:

Đầu tiên là nhu cầu chuyển dịch các công xưởng lớn, 23,74 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường

Nói về KCN quá trình và khởi đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm làn sóng dịch chuyển thương mại lớn. Các công xưởng lớn của thế giới bắt đầu dịch chuyển sang châu Á và Việt Nam cũng được hưởng lợi từ làn sóng này. Quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á sẽ tăng tốc sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thỏa thuận thương mại tự do gồm 10 nước ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, có thể có hiệu lực vào năm 2022.

Gần đây nhất từ tháng 3, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam. Hay Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam… Đặc biệt mới đây, truyền thông thế giới thông tin, Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó trong tháng 9 vừa qua Các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành ký kết các thỏa thuận thương mại, hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với các tập đoàn hàng đầu nước Mỹ. Điển hình các Tập đoàn Quantum Group (Mỹ) và liên danh Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel) cũng đã bắt tay nhau đầu tư lên tới 30 tỷ USD vào ngày 22/9. Vừa qua Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn UPC Renewables (Hoa Kỳ) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá 3 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Thứ hai là động lực tăng trưởng đến từ việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhờ đẩy mạnh đầu tư công và gỡ rối thủ tục pháp lý

Đẩy mạnh hoạt động đầu tư công được xem là mũi nhọn trọng tâm của chính phủ trong việc phát triển GDP chủ đạo của quốc gia trong năm 2021. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, những tuyến đường kết nối thuận lợi, sân bay cảng biển tạo điều kiện cho phát triển hoạt động sản xuất, nhu cầu nhà ở, làm cho các hoạt động bất động sản tích cực và sôi động hơn về cả giá bán và nhu cầu.

Trước đây thủ tục pháp lý rườm rà, chồng chéo vừa gây lãng phí và chậm trễ về thủ tục, vừa khiến ách tắc và suy giảm về nguồn cung. Khi Nghị định mới ra đời đã cắt giảm một khối lượng lớn thủ tục hành chính rườm rà cho chủ đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sự ổn định tâm lý cho thị trường giúp cởi trói “nút thắt” của ngành bất động sản

Ngoài ra, dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị đình 82 sẽ hợp lý hóa quy trình xin cấp phép KCN mới và KCN mở rộng. Sẽ có những đặc quyền hỗ trợ dành cho các KCN sinh thái, dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những chủ đầu tư KCN có tỷ lệ lấp đầy các KCN thấp hơn 60%, như SZC (tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%) sẽ có thể xin phép phát triển KCN mở rộng bằng cách thu hút khách thuê trong các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ ba là “bắt sóng” nhờ chu kì ghi nhận doanh thu

Đặc thù ngành của nhóm Bất động sản là cách thức ghi nhận doanh thu và lợi nhuận. Cuối năm phần lớn các doanh nghiệp bất động sản bắt đầu bàn giao dự án và hoàn thành ghi nhận doanh thu, lợi nhuận. Đặc biệt đối với các công ty có các khoản doanh thu chờ thực hiện cao sẽ dễ dàng ghi nhận và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh. Những thông tin tích cực từ báo cáo tài chính cũng như định hướng phát triển của công ty đã “thuyết phục” được các nhà đầu tư và nhanh chóng đẩy được cán cân về phía ngành.

Bên cạnh đó là sự hồi phục của thị trường sau một thời gian dài giản cách xã hội và “bế quan tỏa cảng” các hoạt động thông thương được trở lại, sự hồi phục và phát triển từ các chính sách và nhu cầu tăng cao về căn hộ chung cư cũng như đất nền, những cơ sốt đất đang bắt đầu nhen nhốt diễn ra.

Triển vọng chung của ngành bất động sản sẽ được duy trì tích cực trong trung và dài hạn. Tuy vậy, sự phân hóa sẽ diễn ra rõ nét hơn khi phần lớn các cổ phiếu đang giao dịch ở vùng giá vượt trước giá trị thực của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt: có quỹ đất, hoặc sở hữu các dự án được hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến hạ tầng trọng điểm, cơ cấu tài chính lành mạnh, có đường hướng và tầm nhìn phát triển của ban lãnh đạo để đưa ra quyết định đầu tư an toàn và hiệu quả.

HelloGroup